Thoái hóa khớp gối: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Thoái hóa khớp gối: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

13-01-2023

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất. Bệnh tiến triển qua từng giai đoạn và đang có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. 

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp ở đầu gối bị thoái hóa loạn dưỡng, cụ thể đó là sự biến đổi bề mặt sụn khớp. Sau đó, theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng gây ra sự biến đổi bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp và hư khớp.

Khớp gối được che phủ bởi sụn khớp và có vị trí tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Khớp gối có vai trò quan trọng, nâng đỡ toàn bộ cơ thể và vận động nhiều nhất. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp tiết ra càng ít, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến thoái hóa khớp.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối, có thể kể đến:

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, càng dễ bị thoái hóa xương khớp, quá trình tổng hợp của sụn cũng bị suy giảm theo, không có khả năng sinh sản và tự tái tạo.

  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh về khớp hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối ở nữ giới yếu hơn và thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn, tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh.

  • Thừa cân, béo phì: Việc cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian. 

  • Chấn thương: Những rủi ro có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng... đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ lệch trục khớp, thoái hóa từ từ.

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị thoái hóa khớp gối thì nguy cơ bạn bị thoái hóa khớp gối sẽ cao hơn những người bình thường.

  • Vận động quá sức: Lao động nặng hoặc chơi thể thao, tập luyện quá sức ở cường độ cao cũng dẫn đến thoái hóa khớp gối nhanh.

  • Ít vận động: Lười tập thể dục có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, xương khớp thiếu linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch, tăng nguy cơ thoái hóa khớp nhanh chóng.

  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp, chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.

  • Hệ miễn dịch kém: Sụn khớp vốn được nuôi dưỡng bởi bởi dịch khớp, vì thế, khi hệ miễn dịch kém đi, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.

  • Biến dạng xương: Nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Khi chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn gây thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, việc uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

  • Bệnh lý khác: Người mắc nhiều bệnh lý cũng gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,...

thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối gây cản trở khả năng vận động của người bệnh

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.

Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng 

Giai đoạn 1 của viêm xương khớp được đặc trưng bởi sự xuất hiện của sụn khớp ở gối bị ảnh hưởng nhẹ. Ở giai đoạn này của thoái hóa khớp, thường không cảm thấy đau hoặc khó chịu ở khớp gối do rất ít sự hao mòn của các thành phần khớp. Bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân thoái hóa khớp ở giai đoạn 1 nên bổ sung các chất như glucosamine hoặc chondroitin hay những bài tập thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của thoái hóa khớp. 

Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn này thường sẽ bắt đầu thấy đau nhức, tuy nhiên lớp sụn vẫn chưa bị tổn thương nhiều. Bao hoạt dịch cũng có sẵn với lượng đủ để đảm bảo sự chuyển động của khớp là bình thường. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các triệu chứng đặc trưng của thoái hóa khớp gối có thể xảy ra: 

  • Đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy

  • Khớp cứng hơn khi không vận động trong vài giờ

  • Giảm độ nhạy của khớp khi quỳ hoặc gập khớp

  • Ngoài ra, giai đoạn này của thoái hóa khớp gối cũng sẽ hình thành các gai xương nhỏ dẫn đến tình trạng đau mỏi khi vận động nhiều do các gai xương chạm vào các mô trong khớp.

Giai đoạn 3: Biểu hiện rõ nét

Ở giai đoạn này, sụn tổn thương rõ nét, nứt vỡ, lớp sụn bị bào mòn nhiều và hẹp khe khớp. Bệnh nhân bị viêm khớp gối giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, uốn cong và quỳ. Chúng cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc vào buổi sáng, và khớp có thể bị sưng sau thời gian dài di chuyển.

Thoái hóa khớp gối phát triển, sụn khớp tiếp tục bị bào mòn và vỡ ra, xương phát triển dày lên ra bên ngoài, thành cục. Các mô khớp sẽ bị viêm và có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch, gây sưng, gọi là viêm bao hoạt dịch.

Giai đoạn 4: Biểu hiện nghiêm trọng 

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp giai gối đoạn 4 bị đau và khó chịu khi đi bộ hoặc di chuyển khớp. Ở giai đoạn này, không gian khớp giữa xương bị giảm đáng kể, sụn gần như bị hư hỏng hoàn toàn và khớp trở nên cứng nhắc và gần như bất động. Chất lỏng hoạt dịch giảm đáng kể và không còn giúp giảm ma sát. Bệnh nhân có nguy cơ phải điều trị phẫu thuật cắt xương.

thoái hóa khớp gối Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đang gặp phải và kiểm tra lâm sàng bằng cách ấn khớp gối có cảm giác đau, sưng to là do tràn dịch, mọc chồi xương hoặc có khối u vùng khoeo mặt sau khớp, khi vận động phát ra tiếng lạo xạo, lục cục,...

Ngoài ra, để việc chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối được chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm:

- Xét nghiệm máu: kiểm tra hội chứng viêm

- Dịch khớp thường không màu, trong, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, protein và tế bào thấp.

- Chụp X-quang: Phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai xương, tăng mật độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân kheo sau.

- Siêu âm khớp: Phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.

- Chụp MRI: Quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

- Nội soi khớp: Quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ thương tổn thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh gút: Đây được xem là hậu quả của thoái hóa khớp gối, dẫn đến sự thay đổi ở sụn, hình thành các tinh thể urat natri trong khớp gây nên bệnh gút.

  • Tăng cân: Khi khớp gối bị sưng đau đồng nghĩa với việc người bệnh có xu hướng ít vận động, dẫn đến nguy cơ béo phì cao.

  • Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa xương khớp gối làm hình thành các tinh thể canxi lắng đọng trong sụn khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn, dẫn đến xuất hiện những cơn đau cấp tính.

  • Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau khiến người bệnh khó có thể ngủ ngon giấc

  • Trầm cảm và lo âu: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cơn đau do thoái hóa khớp gối có thể khiến người bệnh lo lắng, stress về mặt tinh thần khi mắc bệnh.

  • Ngoài ra, còn một số biến chứng khác người bệnh có thể gặp phải như: hoại tử xương, gãy xương, c

    hảy máu hoặc nhiễm trùng; tổn thương g

    ân và dây chằng quanh khớp gối.

Điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến, vì thế hiện nay cũng có nhiều phương pháp điều trị dành cho từng tình trạng của các bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tại Hồng Ngọc hiện nay là:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến như thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, thuốc chống thoái hóa khớp,... Ngoài ra còn có thuốc bôi ngoài da hoặc đắp thuốc. 

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tuy có tác dụng giảm đau nhưng để lại nhiều tác dụng phụ như làm tổn thương dạ dày, gan, thận hoặc có thể gây buồn nôn, chóng mặt. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tuân thủ quy trình sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng, để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc. 

Điều trị không dùng thuốc

  • Giảm cân (nếu bị thừa cân): Việc giảm cân giúp giảm áp lực ở đầu gối do cơ thể nặng nề gây nên.

  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập chống thoái hóa khớp gối

  • Sinh hoạt đúng tư thế: Người bệnh nên tránh ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.

  • Vật lý trị liệu: Có 2 loại phương pháp vật lý trị liệu là chủ động và thụ động. Với phương pháp thụ động thì bác sĩ sẽ là người thực hiện, còn phương pháp chủ động thì người bệnh sẽ tự làm tại nhà. Các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, điện xung, tia hồng ngoại, kỹ thuật massage tay,… được khuyến nghị trong điều trị các bệnh viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là hạn chế lạm dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp.

  • Điều trị bằng các chế phẩm sinh học: tiêm chất nhờn nhân tạo Acid Hyaluronic hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP.

thoái hóa khớp gối Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP là phương pháp điều trị thoái hóa khớp an toàn và tối ưu nhất hiện nay

Phẫu thuật

Trong những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng nề như biến dạng khớp, đau cứng khớp, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch… mà các phương pháp điều trị thông thường khác không thể can thiệp được, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật. Một số cách phẫu thuật được sử dụng phổ biến hiện nay như: mổ nội soi khớp (Rửa khớp lấy bỏ mảnh sụn bong), cắt bỏ sụn chêm bị tổn thương, gọt dũa bề mặt không đều của sụn xương, cấy ghép tế bào sụn, sửa chữa trục khớp, thay khớp.

Cách phòng tránh thoái hóa khớp gối

Các chuyên gia về Cơ xương khớp đã đưa ra một số biện pháp để phòng tránh thoái hóa khớp gối mà mọi đối tượng cần thực hiện, đó là:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng, hợp lý (BMI 23): Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối, góp phần làm mòn sụn.

  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu

  • Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp các khớp dẻo dai, tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính.

  • Vận động, sinh hoạt cẩn thận, tránh để chấn thương.

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế stress để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả viêm khớp.

    Không sử dụng bia rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích. 

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi và phát hiện các bất thường càng sớm càng tốt.

Thoái hóa khớp gối

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp xương khớp của bạn luôn chắc khỏe

Ngoài ra, khi xuất hiện những dấu hiệu thoái hóa khớp gối, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Tại Hà Nội, Chuyên khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị thoái hóa khớp gối uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ. Tại đây, khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hàng đầu Thủ đô:

- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong & ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Royal North Shore Úc...

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ của Mỹ: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ), máy đo loãng xương Hologic (Mỹ), máy siêu âm khớp Logiq P7,... cho hình ảnh sắc nét, phát hiện chính xác khối u, tổn thương xương khớp... ở giai đoạn khởi phát.

- Khoa còn kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng trong điều trị, sử dụng hệ thống máy trị liệu của Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp bệnh nhân lấy lại vận động nhanh chóng, giảm đau nhức do thoái hóa khớp gối.

Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích hiện đại khác như:

- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân

- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…

- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí

- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân

Nếu bạn vẫn băn khoăn và muốn nhận tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh thoái hóa khớp gối, vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay