Thoái hóa cột sống lưng là hệ quả thường gặp của tuổi già, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh khiến cho phần cột sống lưng biến dạng và đau nhức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, chủ động trang bị kiến thức về thoái hóa cột sống lưng là cách tốt nhất để phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.
Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng lớp sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống lưng bị hao mòn làm cho các đầu xương đốt sống lưng trực tiếp ma sát với nhau khi vận động, gây viêm, dẫn đến thay đổi cấu trúc màng hoạt dịch. Ngoài ra, do sự ma sát giữa các đầu xương làm hình thành gai xương gai xương phát triển quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến các vị trí lân cận như xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm.
Dễ xảy ra thoái hóa nhất là các đốt sống L1 – L5 ở khu vực thắt lưng, đặc biệt là đốt sống L4-L5 và L5-S1 bởi đây là 2 vị trí chịu nhiều áp lực về trọng lượng cơ thể lớn nhất và cũng là nơi giữ ổn định cột sống khi cơ thể vận động hoặc di chuyển. Do vậy, theo thời gian 2 đốt sống này sẽ bị lão hóa nhanh nhất.
Đốt sống lưng L4-L5 và L5-S1 là vị trí dễ xảy ra thoái hóa nhất
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống lưng nhưng chủ yếu là do những yếu tố sau:
Cột sống lưng là bộ phận phải chịu đựng nhiều áp lực từ cơ thể và các hoạt động hàng ngày vì thế rất dễ bị thoái hóa. Việc nắm bắt được những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, sinh hoạt và làm việc của người bệnh, bao gồm:
Khi bệnh nặng, việc điều trị hồi phục cho người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không ít bệnh nhân phải chịu cảnh sống chung với thoái hóa cột sống lưng và thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức dày vò, thậm chí có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng như bại liệt, tàn phế.
Người bệnh thoái hóa cột sống lưng có thể gặp phải một số biến chứng sau:
Bệnh thoái hóa cột sống lưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là tiền đề quan trọng để điều trị thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả. Bệnh nhân cần khám các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để cho ra được kết quả chính xác nhất.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng hiện có và có thể gặp phải như đau vùng thắt lưng, đau cứng lưng vào buổi sáng sau khi thức dậy, sốt, sụt cân,… Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện một vài bài kiểm tra đơn giản như: kiểm tra tầm vận động của cột sống lưng, nghiệm pháp tay đất, co rút cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống biến dạng (gù, cong vẹo,…).
Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng bao gồm:
– Chụp X-quang cột sống thắt lưng thường quy tư thế thẳng, nghiêng: kiểm tra những tổn thương cột sống về cấu trúc xương, gai xương, chiều cao đốt sống đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp,… Trường hợp trượt đốt sống có chỉ định chụp chếch ¾ phải, trái nhằm phát hiện dấu hiệu gãy cuống đốt sống.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI): nhằm xác định những tổn thương ở đĩa đệm và vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị.
– Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh lý gây đau cột sống lưng như lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, ung thư xương,…
Thoái hóa cột sống lưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ kiểm soát được bệnh, đem lại cuộc sống bình thường cho người bệnh. Một số phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng phổ biến hiện nay là:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc giảm đau, chống viêm: Một số loại thuốc thường được kê đơn trong điều trị thoái hóa cột sống lưng đó là paracetamol, Efferalgan – codein, Meloxicam, Celecoxib; tolperisone (thuốc giãn cơ); corticoid (tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp đặc biệt).
Thuốc làm chậm tiến trình lão hóa: Piascledine, chondroitin sulphate, Glucosamine sulfate,…
Thuốc chống động kinh giúp giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương
Paracetamol là thuốc giảm đau thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống lưng
Vật lý trị liệu
Thông qua hệ thống máy móc và các bài tập sẽ giúp bệnh nhân phục hồi vận động và tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp ở vùng cột sống lưng. Một số loại máy được Hồng Ngọc ứng dụng để trị liệu thoái hóa cột sống lưng bao gồm: máy kéo giãn, xung kích, laser, điện xung giao thoa, từ trường,… Bên cạnh đó là kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp làm mềm các mô cơ, giảm căng cứng, đưa đĩa đệm về đúng vị trí.
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại tầm vận động nhanh chóng, tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời ngăn chặn biến chứng như teo cơ, liệt chi, điều trị thoái hóa cột sống lưng hiệu quả, hạn chế lạm dụng thuốc.
Người bệnh thoái hóa cột sống lưng có thể được chỉ định tiêm PRP vào những điểm bám gân cạnh vùng thoái hóa giúp chữa lành vùng bị tổn thương, giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp này đảm bảo an toàn, không lo biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, chỉ 5 – 10 phút, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của gân.
Phẫu thuật cột sống lưng
Phương pháp này được chỉ định cuối cùng trong trường hợp bệnh tiến triển nguy hiểm, các phương pháp điều trị trước không còn tác dụng, thường được áp dụng cho những đối tượng sau:
Bên cạnh việc điều trị khi phát hiện ra bệnh thì phòng ngừa là cách tốt nhất giúp giảm thiểu nguy cơ gây bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát hiệu quả. Bạn nên tạo lập thói quen sống tích cực, lành mạnh theo nguyên tắc sau:
Massage giúp giảm đau lưng hiệu quả
Tuy thoái hóa cột sống lưng là bệnh mãn tính nhưng có thể điều trị để kiểm soát nguyên nhân gây bệnh giúp làm giảm các triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ tiến triển bệnh. Nếu bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn thêm về bệnh thoái hóa cột sống lưng, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc