Tác dụng phụ của kháng sinh erythromycin

Tác dụng phụ của kháng sinh erythromycin

15-11-2013
Sống khỏe

Erythromycin là thuốc có mặt ở hầu khắp các hiệu thuốc, được dùng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn trong hô hấp (như viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi), các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (mụn trứng cá), điều trị hoặc phòng các bệnh nhiễm khuẩn về mắt (viêm kết mạc, đặc biệt là viêm kết mạc của trẻ sơ sinh)… Đây cũng là thuốc hay được người bệnh tự mua về sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng Erythromycin

Tác dụng chính của erythromycin là kìm khuẩn nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng vi khuẩn rất nhạy cảm. Thuốc có nhiều dạng, mỗi dạng lại có cách sử dụng, thời điểm dùng thuốc  khác nhau. Ví dụ: dạng viên nén bao phim dễ mất hoạt tính bởi dịch vị của dạ dày, tốt nhất nên uống vào lúc đói.

kháng sinh Erythromycin Người dùng thuốc kháng sinh erythromycin nên cần trọng với các tác dụng phụ của thuốc

Dạng viên bao tan trong ruột vững bền với acid của dạ dày nên có thể uống bất kỳ lúc nào. Đối với dạng dung dịch dùng để bôi ngoài da, thuốc tra mắt dùng để nhỏ mắt…Với những trường hợp bị dị ứng với thuốc, hoặc người bệnh trước đây đã dùng erythromycin mà có rối loạn về gan, người bệnh có tiền sử bị điếc… thì không nên dùng erythromycin. Đối với người bệnh đang có bệnh gan hoặc suy gan, người bệnh loạn nhịp và có các bệnh khác về tim, khi dùng thuốc phải rất thận trọng.

Dùng liều cao erythromycin với các thuốc có độc tính với tai ở người bệnh suy thận có thể làm tăng tiềm năng độc tính với tai của những thuốc này. Trên thực tế cho thấy, có khoảng 5-15% người bệnh trong quá trình dùng erythromycin gặp các tác dụng không mong muốn do thuốc gây nên.

Phổ biến nhất là các vấn đề ở đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đặc biệt là khi dùng liều cao. Ở da (có thể phát ban). Đối với đường tiêm truyền có thể gây viêm tĩnh mạch và đau ở chỗ tiêm. Các biểu hiện như loạn nhịp tim, phản ứng phản vệ, điếc (có hồi phục)… thì hiếm gặp hơn.

Vì thế khi dùng thuốc người bệnh thấy xuất hiện một trong các triệu chứng trên phải nghĩ ngay tới khả năng xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc. Đối với một số tác dụng không mong muốn có hồi phục, cách xử trí là ngừng thuốc. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay