Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể phục hồi hoàn toàn. Nếu không được điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách duy nhất để duy trì sự sống cho bệnh nhân.
Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận. Tùy vào mức độ bệnh, chức năng thận có thể suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng, không thể đào thải chất độc hại và dịch thừa ra khỏi máu.
Suy thận mạn là bệnh vô cùng nguy hiểm vì giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, khó nhận biết. Khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn nặng, chức năng thận gần như mất hoàn toàn, người bệnh phải thực hiện chạy thận nhân tạo cả đời hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.
Các cấp độ bệnh thận mạn được phân chia dựa trên chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR). Cụ thể bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn này, mức lọc cầu thận >90mL/phút. Chức năng thận đã suy giảm nhưng chưa có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
Giai đoạn 2: Mức lọc cầu thận còn 60-89mL/phút. Tuy nhiên, người bệnh vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng hoặc có rất ít.
Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận còn 30-59mL/phút. Giai đoạn đã xuất hiện một số biểu hiện do chất độc tích tụ trong máu, không được đào thải ra ngoài. Một số biểu hiện như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, sưng bàn tay bàn chân, đau lưng…
Giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận còn 15-29mL/phút. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, người bệnh được chỉ định lọc máu để duy trì sự sống.
Giai đoạn 5: Mức lọc cầu thận còn <15mL/phút. Chức năng thận gần như mất hoàn toàn, người bệnh phải lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận để bảo toàn tính mạng.
Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể hồi phục
Suy thận mạn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân phổ biến sau:
Có thể bạn quan tâm:
Ai cũng có thể mắc bệnh suy thận mạn. Tuy nhiên, nếu có những yếu tố nguy cơ dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường khác:
Suy thận mạn giai những giai đoạn sớm thường không có biểu hiện. Các triệu chứng dường như chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.
Khi bị suy thận mạn, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng dưới đây:
Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Phù chân là một biểu hiện của bệnh suy thận mạn
Suy thận mạn là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị sớm. Ngoài ra, suy thận mạn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác, bao gồm:
Những biến chứng của suy thận mạn khá nguy hiểm. Vì vậy, cần điều trị bệnh càng sớm càng sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Để chẩn đoán suy thận mạn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một vài kỹ thuật chẩn đoán như:
Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán chính xác tình trạng suy thận mạn
Suy thận mạn là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Tùy vào mức độ bệnh cũng như tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị thận bao gồm:
Điều trị nguyên nhân
Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây suy thận mạn và điều trị từ nguyên nhân là vấn đề then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Với những bệnh nhân suy thận mạn, việc điều trị chủ yếu là kiểm soát lượng đường máu và huyết áp để giúp làm chậm các tổn thương cho thận.
Điều trị bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt
Người bệnh cần thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích để duy trì sức khỏe ổn định hơn.
Điều trị triệu chứng
Khi bị suy thận mạn giai đoạn nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị triệu chứng là rất cần thiết để giảm nhẹ cũng như ngăn ngừa biến chứng.
Điều trị suy thận mạn giai đoạn 5
Với những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh cần tiến hành chạy thận nhân tạo chu kỳ hoặc tiến hành ghép thận để duy trì sự sống. Đây là giải pháp tốt nhất cho người bệnh để lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp duy trì ổn định chức năng của các cơ quan khác và ngăn ngừa tối đa nguy cơ gây ra biến chứng.
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, không có biểu hiện ở giai đoạn sớm nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, tác hại của bệnh lại vô cùng nghiêm trọng nên việc chủ động phòng ngừa từ sớm là vô cùng cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe của mỗi người.
Để phòng ngừa suy thận mạn, hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:
Suy thận mạn cần được điều trị sớm để giảm sự phát triển, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên và khám ngay khi có biểu hiện bất thường.
Tại Hà Nội, phòng khám chuyên khoa Thận tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám thận uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Đăng ký khám thận tiết niệu tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao:
Đăng ký khám thận tiết niệu tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc