Suy thận cấp là một dạng của bệnh suy thận, diễn ra nhanh chóng, đột ngột, có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Suy thận cấp nếu để lâu, diễn ra thường xuyên có thể tiến triển thành suy thận mạn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng của thận.
Suy thận cấp là tình trạng suy giảm cấp tính độ lọc cầu thận trong thời gian ngắn, khoảng vài giờ đến vài ngày. Tình trạng này khiến các chất điện giải, độc tố và chất thải không được đào thải ra khỏi máu, ứ đọng lại và gây hại cho sức khỏe.
Suy thận cấp có thể xảy ra ở những người trước đó chức năng thận hoàn toàn bình thường hoặc cũng có thể xảy ra đợt suy thận cấp ở bệnh nhân bị suy thận mạn. Suy thận cấp diễn ra đột ngột, nhanh chóng. Nếu được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục chức năng thận hoàn toàn.
Việc nhận biết dấu hiệu, phát hiện bệnh sớm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh qua từng giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn khởi đầu
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau ngực, khó thể, nước tiểu ít… Những triệu chứng này thường diễn ra trong khoảng 24 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện bệnh. Nếu điều trị ngay từ giai đoạn này, bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Giai đoạn thiếu máu và vô niệu
Ở giai đoạn này, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là tình trạng thiểu niệu và vô niệu, nếu không điều trị có thể dẫn đến tử vong. Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần và sau khoảng 1-2 tuần, việc tiểu tiện của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường.
Cũng trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng suy thận cấp khác như phù phổi, suy tim ứ huyết, nước tiểu đậm màu, lẫn máu…, thậm chí có thể bị chảy máu nội tạng, viêm màng ngoài tim và các dấu hiệu rối loạn não.
Suy thận cấp có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm
Giai đoạn đái trở lại
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã có thể đi tiểu và lượng nước tiểu cũng tăng dần. Tuy nhiên vẫn có các dấu hiệu rối loạn điện giải, tăng kali, ure máu.
Giai đoạn hồi phục
Đây là giai đoạn hồi phục chức năng thận. Các triệu chứng lâm sàng không còn nhưng khi xét nghiệm nước tiểu thì nồng độ creatinin huyết tương và ure huyết tương tăng hơn so với mức bình thường.
Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân dẫn đến suy thận được chia thành 3 nhóm theo cơ chế bệnh sinh gồm: trước thận, tại thận và sau thận.
Giảm cung lượng tim
Khi lượng máu từ tim bơm đi các cơ quan khác, bao gồm cả thận bị thiếu hụt thì chức năng của thận cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng thiếu máu thường do các nguyên nhân liên quan đến tim như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh van tim, chèn ép màng tim…
Giảm lưu lượng tưới máu
Nhiều trường hợp bị mất máu, sốc mất máu, sử dụng thuốc lợi tiểu, mất dịch tạm thời… khiến lượng máu tới thận suy giảm đột ngột và thận bị tổn thương. Ngoài ra, các trường hợp sốc nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây suy thận cấp trước thận.
Cầu thận
Cầu thận, búi mạch có chức năng lọc máu trong thận. Khi những bộ phận này gặp vấn đề sẽ gây viêm cầu thận, hội chứng thận hư…, lâu dần dẫn đến suy thận cấp.
Viêm cầu thận là một trong những nguyên nhân gây suy thận cấp
Mạch máu
Các vấn đề gặp ở mạch máu lớn và trung bình như hiện tượng cục máu đông, động mạch bị kẹp nhầm khi phẫu thuật, huyết khối gây tắc động mạch, huyết khối tĩnh mạch thận 2 bên… ảnh hưởng đến dòng máu ở thận và khiến thận bị tổn thương, suy giảm chức năng.
Ở mạch máu nhỏ, các vấn đề như thuyên tắc xơ vữa, huyết khối vi mạch, tăng huyết áp cấp tính, cơn xơ cứng bì cấp, hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu đều gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
Mô kẽ
Có một số vấn đề ở mô kẽ liên quan đến bệnh suy thận cấp đó là viêm thận mô kẽ cấp, dùng thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật hoặc do nhiễm trùng.
Ống thận
Ống thận bị hoại tử cũng có thể gây suy thận tại thận. Ngoài ra, thiếu máu cục bộ do xuất huyết, sốc, viêm tụy cấp, chấn thương… cũng gây tổn thương thận.
Có thể bạn quan tâm:
Ngoài những nguyên nhân kể trên, suy thận cấp còn có thể do những nguyên nhân sau gây nên:
Ai cũng có nguy cơ bị suy thận cấp tính. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác nên cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe hơn:
Người có tiền sử cao huyết áp có nguy cơ cao bị suy thận cấp hơn người khác
Suy thận cấp là bệnh cấp tính, có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị sớm, kịp thời.
Suy thận cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Suy thận cấp có thể được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng
Bác sĩ có thể dựa vào những triệu chứng suy thận cấp dưới đây để chẩn đoán bệnh:
Cận lâm sàng
Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học… để xác định các triệu chứng cận lâm sàng của suy thận.
Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán suy thận cấp
Suy thận cấp cần điều trị nhanh chóng và chính xác để giúp chữa dứt điểm bệnh. Nếu suy thận cấp không được điều trị khỏi, tái lại nhiều lần có thể dẫn đến suy thận mạn, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Các phương pháp điều trị suy thận cấp bao gồm:
Suy thận cấp trước thận được chia thành các nhóm theo nguyên nhân gây bệnh và được điều trị theo những cách khác nhau.
Giảm thể tích tuần hoàn: Với những trường hợp không có choáng do mất máu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng dung dịch tinh thể và theo dõi, đánh giá hiệu quả theo các chỉ số quy định.
Giảm cung lượng tim: Với những trường hợp này, người bệnh sẽ được điều trị bắt đầu từ việc điều trị các bệnh lý nền trước. Các bệnh lý này có thể là suy tim ứ huyết, nhồi máu cơ tim cấp, chèn ép tim cấp, thuyên tắc động mạch phổi…
Giảm kháng mạch hệ thống: Những trường hợp này, bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng huyết, xơ gan mất bù… để khôi phục sức khỏe cho thận.
Suy thận cấp tại thận có thể được điều trị bằng những phương pháp dưới đây:
Điều trị giai đoạn khởi đầu
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, nếu do độc chất, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định ngừng hoặc giảm liều nếu không thể ngừng đột ngột. Nếu suy thận cấp do thiếu máu thì thực hiện bù hoàn dịch, máu và điện giải để cải thiện tưới máu thận.
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc chữa suy thận, đồng thời điều trị hoại tử ống thận cấp và giải quyết các hậu quả cũng như biến chứng có thể xảy ra. Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị suy thận cấp giai đoạn khởi đầu là cân bằng nước – điện giải.
Lọc máu
Suy thận cấp mức độ nặng, có các biểu hiện khẩn cấp như phù phổi, rung thất, tăng kali máu… người bệnh sẽ được tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng để lọc bỏ chất độc hại ra khỏi máu. Việc lọc máu nhân tạo phải được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng vì trong quá trình lọc máu có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Lọc máu nhân tạo giúp điều trị suy thận cấp diễn biến nặng
Suy thận cấp tùy vào mức độ bệnh cũng như thể trạng của người bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại để điều trị suy thận cấp.
Phòng khám Thận tiết niệu BV Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị suy thận chất lượng cao, được nhiều bệnh nhân đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn và dịch vụ y tế.
Đăng ký khám suy thận cấp tại đây:
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA THẬN TIẾT NIỆU – BV ĐA KHOA HỒNG NGỌC
– 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline tư vấn: 0947.616.006 – 0911.858.615
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc