Bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

30-06-2020

Hiện nay, ước tính có 3- 5% dân số bị suy giáp với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng và kịp thời, suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản, gây vô sinh - hiếm muộn ở nữ giới.

Những điều mẹ bầu cần biết về bệnh suy giáp

Để biết bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào, trước tiên cần tìm hiểu tổng quan về bệnh suy giáp. 

Suy giáp hay còn gọi là suy giảm tuyến giáp, giảm chức năng tuyến giáp chỉ tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản xuất ra đủ hormone thyroxine, T3, T4 cần thiết cho quá trình kiểm soát việc trao đổi chất của cơ thể. 

Đối với phụ nữ đang có thai, suy giáp biến chứng nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi thậm chí dẫn đến sảy thai.

Nguyên nhân của bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào? Hình ảnh tuyến giáp

Suy giáp là kết quả của việc tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, nguyên nhân do một số yếu tố, bao gồm:

  • Bệnh tự miễn: Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy giáp là một rối loạn tự miễn được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công các mô của cơ thể. Đôi khi quá trình này liên quan đến tuyến giáp.

  • Điều trị cường giáp: Những người sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) thường được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp. Mục tiêu của các phương pháp điều trị này là đưa chức năng tuyến giáp trở lại bình thường. Nhưng đôi khi, điều chỉnh cường giáp có thể làm giảm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp quá nhiều, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.

  • Phẫu thuật tuyến giáp: Loại bỏ toàn bộ hoặc một phần lớn tuyến giáp có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất hormone. Trong trường hợp đó, người bệnh sẽ cần dùng hormone tuyến giáp suốt đời.

  • Xạ trị: Bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và có thể dẫn đến suy giáp.

  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến chứng suy giáp như lithium, được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần. 

  • Thiếu i-ốt: Khoáng chất iốt - được tìm thấy chủ yếu trong hải sản, rong biển, thực vật được trồng trong đất giàu iốt và muối iốt - rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Quá ít iốt có thể dẫn đến suy giáp và quá nhiều i-ốt có thể làm trầm trọng thêm bệnh suy giáp ở những người đã mắc bệnh này. 

Biểu hiện của suy giảm tuyến giáp

Ở mức độ nhẹ, triệu chứng bệnh suy giáp thường không rõ ràng, chỉ khi tuyến giáp bị suy yếu nặng thì các biểu hiện mới rõ ràng và dễ xác định hơn. Cụ thể biểu hiện như sau:

  • Mệt mỏi, uể oải, tăng cân nhẹ hoặc cảm giác sợ lạnh, mất tập trung, hay quên, trầm cảm, chậm chạp

  • Da giảm tiết mồ hôi, trở nên khô và dày

  • Tóc thô mỏng, lông mày có thể biến mất, móng tay giòn 

  • Sưng nhẹ vùng quanh mắt

  • Nhịp tim chậm và giảm chức năng co bóp của tim 

  • Suy yếu cơ hô hấp và giảm chức năng phổi

  • Lưỡi to, giọng khàn và ngưng thở khi ngủ

  • Hệ tiêu hóa chậm hoạt động, gây táo bón

  • Giảm ham muốn tình dục

Bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào? Suy giáp có biểu hiện khác nhau đối với từng người và mức độ nghiêm trọng của bệnh

Biến chứng của bệnh suy giáp

Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe:

  • Bướu cổ

  • Vấn đề về tim mạch

  • Vấn đề sức khỏe tâm thần

  • Bệnh phù nề

  • Hôn mê 

  • Giảm khả năng sinh sản

  • Dị tật bẩm sinh: Trẻ sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. 

Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp

Suy giáp có thể xảy ra ở cả hai giới trong bất kỳ độ tuổi nào tuy nhiên phổ biến hơn là ở phụ nữ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

  • Rối loạn tự miễn 

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn

  • Từng được điều trị xạ trị iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp

  • Tiền sử phẫu thuật tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp)

Để biết rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Nội tiết. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Nội tiết – Tuyến giáp, qua hotline 0911.858.626 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.

Suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào là điều lo lắng của các bà mẹ phát hiện mang thai khi đang trong thơi gian điều trị bệnh hoặc ngược lại.

Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Trên tạp chí Sản Phụ khoa The Obstetrician & Gynaecologist, các nhà khoa học cho biết, đây là bệnh lý có tác động mạnh đến chức năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí còn có thể gây ra những hệ lụy khó lường như: thai lưu, sinh non, sảy thai,...

Ngay cả suy giáp nhẹ vẫn có thể dẫn đến vô sinh và tăng nguy cơ sảy thai. Suy giáp trong thai kỳ sớm, thậm chí với các triệu chứng hạn chế hoặc không có, có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, trẻ có trí thông minh thấp hơn và nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian sinh. 

Thai phụ bị suy giảm tuyến giáp nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và có liên quan đến thiếu máu của mẹ, bệnh cơ, suy tim sung huyết, tiền sản giật, bất thường nhau thai và xuất huyết sau sinh. Những biến chứng này có nhiều khả năng xảy ra ở những phụ nữ bị suy giáp nặng. Một số rủi ro khác cũng có nguy cơxuất hiện cao hơn ở những phụ nữ có kháng thể chống lại peroxidase tuyến giáp (TPO).

Do đó, lời khuyên được các chuyên gia y tế đưa ra với chị em phụ nữ là trước khi có ý định mang thai nên làm xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp bởi lẽ ngày càng nhiều phụ nữ mang thai khi đã gần quá tuổi sinh nở. 

Bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào? Kiếm tra tuyến giáp trước khi mang thai có ý nghĩa quan trọng

Uống thuốc suy giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Rất nhiều bà mẹ phát hiện có thai khi đang điều trị tuyến giáp đều lo lắng về việc uống thuốc suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào? Việc dùng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Thuốc hoóc môn tuyến giáp tổng hợp, ví dụ như levothyroxin được dùng để điều trị suy giáp ở cả nam giới và phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn được sử dụng với liều dùng có thể được tăng lên khoảng 25 - 50%.

Bệnh suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào? Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc điều trị suy giáp

Đặc biệt, khi dùng levothyroxin để điều trị suy giáp, người mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Đi kiểm tra chức năng tuyến giáp khoảng 6 - 8 tuần/lần, nếu thay đổi liều dùng thì sau 4 tuần cần phải đi kiểm tra lại để xin ý kiến chỉ định từ bác sĩ.

  • Lượng hormone tuyến giáp suy giảm ở mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi và thai kỳ, nhưng suy giáp nặng sẽ dẫn đến biến chứng như sảy thai hoặc ảnh hưởng sức khỏe thai phụ.

  • Sau khi sinh, bệnh nhân dùng thuốc với liều dùng như khi không mang thai.

  • Các loại thuốc vitamin tổng hợp được bổ sung trong thai kỳ có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị suy giáp, do đó, người mẹ cần lưu ý uống các loại thuốc cách khoảng 2 - 3 giờ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay