Stress hay bệnh tim?

Stress hay bệnh tim?

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Câu hỏi:

Tôi 26 tuổi. Trong một tháng gần đây, tôi hay có biểu hiện khó thở, cảm giác tim đập nhanh và giống như bị đè rất khó chịu, đôi khi đau nhói nơi vùng tim. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị stress hay là biểu hiện bệnh lý của tim?

Trả lời:

Các triệu chứng bạn kể có thể do một số bệnh lý khác nhau gây ra, và đây không phải là biểu hiện của stress (biểu hiện của stress thường dễ nhận biết nhất là mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác, mất khả năng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận…) nhưng có thể là hậu quả của stress.

Các triệu chứng trên cũng có thể có trong một số bệnh lý của hệ tim mạch hoặc cũng có thể gặp ở bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật.

Stress hay bệnh tim?

1/ Bệnh lý tim mạch: Bạn nên đi khám bác sĩ để được cho làm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán bệnh. Nếu tất cả mọi xét nghiệm về tim đều bình thường, có lẽ bạn chỉ bị rối loạn thần kinh thực vật.

2/ Rối loạn thần kinh thực vật thường xảy ra ở những người có tâm lý hay lo lắng nhất là  phụ nữ trẻ. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

- Dễ bị làm hết hồn do các sự kiện xảy ra cho người khác (bị tai nạn, gây lộn với nhau to tiếng, đánh lộn…).

- Mỗi lần có chuyện gì lo lắng thấy tim hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, nhói vùng tim và thượng vị, xót ruột…

- Đôi khi hay đổ mồ hôi tay, tê tay…

Nếu không điều trị, lâu ngày người bệnh sẽ dễ bị đau bao tử, ăn uống kém, mệt mỏi và như vậy người bệnh lại càng thêm lo lắng, cứ như vậy không làm sao cắt được các chuỗi triệu chứng trên.

Để điều trị bệnh này cần lưu ý:

1/ Người bệnh phải nghĩ rằng đây không phải là một bệnh nguy hiểm và đừng quá lo lắng.

2/ Bản thân người bệnh phải xác nhận đây là một bệnh tâm lý vì vậy phải chữa bằng tâm lý: mỗi khi có chuyện lo âu nên tâm sự với người thân để cùng giải quyết, đừng ôm lấy một mình.

3/ Khi bớt lo lắng thì bao tử sẽ bớt bị kích thích, ăn sẽ ngon hơn. Có thể uống thêm thuốc băng dạ dày trong vài ngày nếu xót ruột nhiều, ăn không tiêu theo hướng dẫn của bác sĩ.

4/ Trong trường hợp bệnh giảm hay không là do bản thân người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn thêm.

5/ Tránh những chất gây kích thích như: cà phê, trà đậm, thức ăn cay.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay