Sỏi niệu quản khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sỏi niệu quản khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

28-05-2022

Sự hình thành sỏi khi mang thai nguy cơ do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ. Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản khi mang thai có thể được thực hiện an toàn, ít rủi ro cho mẹ và con.

Sỏi niệu quản khi mang thai là gì?

Sỏi niệu quản là tình trạng sỏi di chuyển từ thận xuống đường ống niệu quản, gây cản trở dòng nước tiểu xuống bàng quang. Hiện tượng này kéo dài làm nước tiểu bị ứ đọng, có thể gây các biến chứng như viêm cầu thận, viêm thận cấp, ...

Ở mẹ bầu, sỏi niệu quản xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/1500 hoặc 1/3000. Con số này cũng tương tự ở những phụ nữ không mang thai nhưng đang trong độ tuổi sinh đẻ. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này thường xảy ra nhất vào khoảng tam cá nguyệt thứ 2 (đặc biệt từ tuần  ở khoảng một trong số 1.500 đến 3.000 trường hợp mang thai - tỷ lệ tương tự như ở phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ.

Sỏi niệu quản xảy ra phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Dấu hiệu thường thấy là đau vùng bụng trên hoặc lưng và hai bên, thường lan xuống bẹn hoặc bụng dưới. Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn/nôn, tiểu gấp và tần suất đi tiểu nhiều. Phát hiện tiểu ra máu.

Sỏi niệu quản khi mang thai do đâu?

Sỏi niệu quản khi mang thai

Nguyên nhân sỏi niệu quản khi mang thai thường là do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn và chèn ép bàng quang khiến phụ nữ mang thai phải đi vệ sinh nhiều lần. Nhiều bà bầu e ngại việc này nên không uống đủ nước, dẫn đến nước tiểu ít và sau cùng hình thành sỏi thận và niệu quản.  

Ngoài ra, còn có các yếu tố thúc đẩy sỏi niệu quản khi mang thai như:

  • Giãn nở đường tiết niệu do tác dụng của progesterone, tắc nghẽn bởi tử cung và nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.

  • Tăng natri niệu, axit uric và canxi trong thời kỳ mang thai do sự gia tăng bài tiết qua nước tiểu của các chất ức chế tạo sỏi chẳng hạn như citrate, magiê và glycoprotein. Vì vậy, cả phụ nữ có thai và không mang thai đều có nguy cơ bị sỏi niệu quản như nhau.

  • Mức vitamin D tăng cao, làm tăng canxi trong nước tiểu.

Sỏi niệu quản khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại đường tiết niệu mẹ bầu hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Đăng ký TẠI ĐÂY

Nhận biết triệu chứng sỏi niệu quản khi mang thai

Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi niệu quản nói riêng và sỏi hệ tiết niệu nói chung là cơn đau dữ dội, gọi cách khác là cơn đau quặn thận. Cơn đau có thể thay đổi về thời gian, đặc biệt biểu hiện rõ rệt sau tuần thai thứ 20 và thường cảm thấy đau ở một bên của cơ thể hoặc giữa lưng, tùy thuộc vào kích thước của sỏi. 

Nếu mắc sỏi niệu quản khi mang thai, mẹ bầu có thể thấy rõ tình trạng tiểu đau, tiểu rắt khi sỏi đã to. Ở nhiều thai phụ còn xuất hiện chứng tiểu đục hoặc tiểu máu do nhiễm trùng ngược gây mủ và kèm sốt rét. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. 

Ngoài ra, trong trường hợp sỏi nhỏ hoặc sỏi vỡ tại niệu quản, thai phụ có thể thấy cả viên sỏi sau khi đi tiểu (những viên sỏi có kích thước nhỏ) và thấy bụng chướng thường xuyên. 

Sỏi niệu quản khi mang thai Phụ nữ mang thai bị sỏi niệu quản sẽ bị đau quặn thận, tiểu rắt, đau hông... nên dễ nhầm lẫn với ảnh hưởng của thai kỳ

Sỏi niệu quản khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?

Về cơ bản, sỏi niệu quản khi mang thai không gây ảnh hưởng đến thai kỳ, mẹ bầu có thể vẫn sinh con bình thường mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước lớn và chèn ép vào nhiều cơ quan gây viêm thì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, chuyển dạ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Mẹ bầu mắc sỏi niệu quản có thể gây ra nhiều biến chứng với sức khỏe như:

  • Ảnh hưởng đến chức năng của thận như ứ nước ở thận hoặc giãn đài bể thận do nước tiểu không thể đi xuống bàng quang. 

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn sinh sôi quá mức

  • Vô niệu, suy thận cấp (trong trường hợp sỏi chặn ở cả niệu quản 2 bên).

  • Suy thận mạn do các tế bào thận bị viêm kéo dài làm mất chức năng. 

Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai cần chủ động phòng ngừa sỏi thận, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Trường hợp mắc sỏi niệu quản khi mang thai cần sớm tới bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân, kích thước sỏi, loại sỏi thì bác sĩ mới chỉ định được phương pháp điều trị sỏi niệu quản phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản khi mang thai

Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản khi mang thai cần được thực hiện an toàn, ít rủi ro cho mẹ và con. Hầu hết sỏi niệu quản sẽ tự đào thải ra ngoài cơ thể nếu kích thước nhỏ. Những viên sỏi lớn hơn sẽ cần điều trị. Nếu không được điều trị, sỏi niệu quản có thể dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc cản trở quá trình chuyển dạ bình thường, đe dọa sức khỏe của em bé.

Chẩn đoán sỏi niệu quản trong thai kỳ sẽ kết hợp triệu chứng lâm sàng và hình ảnh có trên siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu. Trong một vài trường hợp, để xác định chính xác về vị trí và kich thước sỏi, các chuyên gia y tế có thể chỉ định mẹ bầu chụp X-quang. Mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ về tình trạng thai kỳ của bản thân và yêu cầu không chụp X-quang hoặc sử dụng vật dụng phủ bụng chống tia X. 

Biện pháp điều trị sỏi niệu quản khi mang thai thận chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc giảm đau và uống đủ nước mỗi ngày. Nếu kích thước sỏi phát triển, gây tắc một bên niệu quản, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thì cần can thiệp bằng một số phương pháp điều trị không dùng phẫu thuật.

Sỏi niệu quản khi mang thai Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị sỏi, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị

Phòng tránh sỏi niệu quản trong thai kỳ như thế nào?

Sỏi niệu quản khi mang thai có thể được phòng tránh bởi một số biện pháp cơ bản như:

  • Uống đủ nước: Lượng nước cần thiết cho mẹ bầu được khuyến cáo là 2.500ml/ ngày. Trong trường hợp mắc sỏi niệu quản khi mang thai ở cấp độ nhẹ, mẹ nên uống khoảng 3 lít nước để tán một phần sỏi. 

  • Hạn chế những thực phẩm có chứa canxi oxalat như phomat, sữa, củ cải,...

  • Giảm muối trong bữa ăn

  • Thay thế một phần protein động vật bằng đạm thực vật có trong nấm, hoa quả,..

  • Sử dụng đủ lượng canxi cần thiết

  • Giảm đường, kiêng thực phẩm dầu mỡ và chất kích thích để giảm oxalate trong nước tiểu

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay