Câu hỏi:
Tôi năm nay 27 tuổi, mấy tháng nay tôi thấy hàm mặt bên trái hơi sưng lệch và đau, đau tăng khi ăn. Tôi đã đi khám bác sĩ nghi sỏi tuyến nước bọt nhưng chụp Xquang không thấy sỏi. Vậy bệnh của tôi là sỏi hay u? Cần làm gì để xác định đúng bệnh? (Phạm Văn Thủy - Nghệ An)
Trả lời về sỏi hay u tuyến nước bọt:
Các bệnh lý có thể gặp của tuyến nước bọt là viêm tuyến nước bọt, sỏi tuyến nước bọt và u tuyến nước bọt. Viêm tuyến nước bọt (nhiễm khuẩn cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.
Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến, đau tăng và sưng tăng khi ăn. Điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt bệnh sẽ thuyên giảm. Sỏi tuyến nước bọt: trên lâm sàng bệnh nhân có thể có đau và sưng cư trú.
Thường có tiền sử viêm tuyến nước bọt cấp tái phát. Sỏi thường gặp ở ống Wharton (dẫn lưu tuyến hàm dưới) nhiều hơn ở ống Stensen (dẫn lưu tuyến mang tai).
Sỏi ở ống Wharton thường lớn và cản quang còn sỏi ở ống Stensen thường không cản quang và nhỏ hơn. Vì vậy chụp Xquang thường quy có thể không phát hiện được.
Tuy bệnh của tuyến nước bọt hiếm gặp và không nguy hiểm nhưng nếu các khối u từ tuyến nước bọt nhỏ hầu hết là ác tính cần được điều trị sớm.
Nếu ở bệnh viện gần nhà không có điều kiện chụp MRI và CT scan bạn có thể đi khám ở bệnh viện tuyến cao hơn để chẩn đoán xác định, từ đó mới có cách điều trị cụ thể.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Tôi năm nay 27 tuổi, mấy tháng nay tôi thấy hàm mặt bên trái hơi sưng lệch và đau, đau tăng khi ăn. Tôi đã đi khám bác sĩ nghi sỏi tuyến nước bọt nhưng chụp Xquang không thấy sỏi. Vậy bệnh của tôi là sỏi hay u? Cần làm gì để xác định đúng bệnh? (Phạm Văn Thủy - Nghệ An)
Trả lời về sỏi hay u tuyến nước bọt:
Các bệnh lý có thể gặp của tuyến nước bọt là viêm tuyến nước bọt, sỏi tuyến nước bọt và u tuyến nước bọt. Viêm tuyến nước bọt (nhiễm khuẩn cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.
Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến, đau tăng và sưng tăng khi ăn. Điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt bệnh sẽ thuyên giảm. Sỏi tuyến nước bọt: trên lâm sàng bệnh nhân có thể có đau và sưng cư trú.
Thường có tiền sử viêm tuyến nước bọt cấp tái phát. Sỏi thường gặp ở ống Wharton (dẫn lưu tuyến hàm dưới) nhiều hơn ở ống Stensen (dẫn lưu tuyến mang tai).
Sỏi ở ống Wharton thường lớn và cản quang còn sỏi ở ống Stensen thường không cản quang và nhỏ hơn. Vì vậy chụp Xquang thường quy có thể không phát hiện được.
Tuy bệnh của tuyến nước bọt hiếm gặp và không nguy hiểm nhưng nếu các khối u từ tuyến nước bọt nhỏ hầu hết là ác tính cần được điều trị sớm.
Nếu ở bệnh viện gần nhà không có điều kiện chụp MRI và CT scan bạn có thể đi khám ở bệnh viện tuyến cao hơn để chẩn đoán xác định, từ đó mới có cách điều trị cụ thể.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/