Sinh con ở tuần 35: rủi ro cao cho cả mẹ và bé

Sinh con ở tuần 35: rủi ro cao cho cả mẹ và bé

12-03-2021

Sinh con ở tuần 35 được gọi là sinh non. Việc mẹ sinh non có thể khiến cả mẹ và bé có nguy cơ cao gặp phải những rủi ro nguy hiểm. 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 35

Ở tuần 35, em bé trong bụng sẽ tập trung chủ yếu vào phát triển cân nặng, mỗi tuần em bé có thể tăng 0.25 kg. Từ thời gian này, cơ thể bé cũng sẽ bắt đầu tích mỡ để lấp khoảng trống trong tử cung. Khoảng tuần từ 35 - 37, cơ thể bé sẽ có khoảng 15% chất béo và nhanh chóng tăng lên khoảng 30% sau khi chào đời. Chất béo sẽ mang lại tác dụng giúp da bé bớt nhăn nheo và giữ ấm cho cơ thể.

Cơ thể bé cũng dần hoàn thiện khi ở tuần thai 35, chỉ còn một vài cơ quan vẫn đang tiếp tục phát triển như phổi, não. Thận đã phát triển đầy đủ và gan đã bắt đầu hoạt động, tai của bé đã được hình thành và hoạt động tốt.

Sự phát triển tai của bé cũng lý giải được việc tại sao khi mẹ nói chuyện hoặc hát cho bé nghe sẽ cảm nhận được những cú đạp của bé.

Thai nhi sẽ có một lớp lông tơ mềm mại phủ quanh cơ thể và lớp màng mỡ Vernix Caseosa bọc quanh da thai nhi cũng thụt vào bên trong.

Sinh con ở tuần thứ 35, thai nhi sẽ nặng khoảng 2,5kg và dài khoảng 46,3cm.

Sinh con ở tuần 35: Thai nhi ở tuần 35 chủ yếu phát triển cân nặng và các tri giác

Sự thay đổi cơ thể phụ nữ mang thai ở tuần 35

Từ tuần thai thứ 35, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định: 

Chứng ợ nóng

Sinh con ở tuần 35 không làm mẹ giảm tình trạng ợ nóng vì khi mang thai tử cung phát triển lớn hơn, gây nhiều áp lực lên dạ dày làm cho chứng ợ nóng ngày càng trầm trọng. Mẹ bầu khi ợ nóng sẽ cảm giác nóng rát khó chịu trong thực quản, do axit từ dạ dày quay trở lại thực quản, tạo ra cảm giác cháy rát.

Mẹ bầu cần tránh dùng các thức ăn có vị cay béo và những sản phẩm có chứa caffeine. Nên uống nhiều nước trước và sau bữa ăn, mặc quần áo thoải mái để cơ thể cảm thấy dễ chịu, ngừng ăn uống ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ để dạ dày tiêu hóa được thức ăn. 

Lưu ý: mẹ bầu không được bỏ bữa kể cả khi ốm nghén vì khi bụng đói sẽ gây ra chứng ợ nóng.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Đi tiểu thường xuyên

Khi bé đang phát triển rất nhanh trong tử cung của mẹ sẽ gây áp lực lớn lên các cơ quan nội tạng như bàng quang và phổi làm mẹ cảm thấy khó thở và đi tiểu nhiều hơn.

Mẹ không thể ngăn ngừa được tình trạng buồn tiểu quá nhiều. Mang thai từ tuần 35 trở đi, mẹ sẽ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn, thậm chí còn tiểu són không thể kiểm soát. 

Theo các chuyên gia, để kiểm soát cơ xương chậu và tình trạng són tiểu mẹ có thể tập những bài tập kegel đơn giản. Mẹ vẫn phải uống nước đầy đủ để ngăn ngừa phù nề và táo bón ở phụ nữ mang thai đồng thời giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng từ tế bào máu.

Sinh con ở tuần 35: Kích thước thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn

Táo bón

Trọng lượng của thai ở tuần thứ 35 đè lên ruột và tác động lên các khoảng trống trong bụng mẹ khiến nhu động ruột trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, việc mẹ bầu uống sắt và nội tiết tố thay đổi khi mang thai cũng gây ra sự co giãn và lỏng lẻo các dây trong thành ruột nên rất dễ bị táo bón.

Phụ nữ mang thai bị táo bón không có gì phải lo lắng vì đây là một triệu chứng bình thường. Việc sinh con ở tuần 35 không làm mẹ hết táo bón thai kỳ sớm.

Phù nề

Tử cung phát triển khiến cho động mạnh chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu bị chèn ép, máu không xuống đến chân được gây nên hiện tượng phù nề khi mang thai tuần thứ 35. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, càng về những tuần cuối thai kỳ, tình trạng phù nề sẽ ngày càng rõ rệt hơn.

Phù nề tay chân sau tuần thứ 35 không có gì phải lo lắng, trừ khi mẹ bầu bị sưng khuôn mặt hoặc quanh mắt. Nếu phù nề xuất hiện sớm, kèm với tình trạng tê bài, mệt mỏi, mẹ cần đi khám vì đây có thể là biểu hiện của tiền sản giật, gây nguy hiểm tính mạng của mẹ bầu.

Để phòng ngừa chứng phù nề, mẹ bầu không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, mang giày dép thoải mái khi di chuyển, uống thật nhiều nước. Sau khi sinh, kể cả sinh con ở tuần 35, tình trạng phù nề sẽ hết, kích thước bàn chân, bàn tay trở lại bình thường.

Đau cột sống lưng

Sau tuần thứ 35, thai nhi phát triển cân nặng nhanh chóng sẽ làm cho tử cung to ra, chèn ép thần kinh và mạch máu ở phần lưng khiến cho phụ nữ mang thai bị đau lưng.

Ngoài ra, khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao khiến các khớp và dây chẳng lỏng lẻo làm cột sống lưng của thai phụ dễ bị đau.

Tình trạng đau cột sống lưng sẽ biến mất sau khi sinh, mẹ bầu có thể giảm đau bằng cách nằm nghiêng một bên. Hãy đến gặp bác sĩ nếu không thể chịu đựng được.

Sinh con ở tuần 35 Đau cột sống lưng cũng xảy ra do thai nhi lớn dần chèn ép thần kinh và mạch máu ở phần lưng

Trong trường hợp những triệu chứng kể trên trở nên trầm trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu nên hỏi ý kiến từ bác sĩ và đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Một số bệnh phụ nữ mang thai ở tuần 35 thường gặp

Một số bệnh mà mẹ dễ gặp phải khi mang thai hoặc sinh con ở tuần 35 gồm:

  • Giãn tĩnh mạch: Ngứa các tính mạch ở chân do phù nề, đôi lúc thấy đau

  • Bệnh trĩ: Mang thai hoặc sinh con ở tuần thứ 35 làm các mạch máu ở trực tràng bị giãn tĩnh mạch và là nguyên nhân làm mẹ bị trĩ

  • Chảy máu nướu

  • Vấn đề về não: Khi mang thai đến tuần 35, khối lượng não của mẹ bầu bắt đầu thu hẹp để tập trung năng lượng nuôi con. Vì vậy, khoảng thời gain mang thai, đặc biệt sau tuần thai 35, mẹ bầu sẽ thấy thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ và hay quên. 

  • Co thắt Braxton Hicks để tử cung chuẩn bị cho các cơn co và đẩy em bé trong quá tình chuyển dạ

  • Viêm da: Mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay

  • Chậm chạp: Từ tuần thai 35, bụng mẹ lớn dần nên những hoạt động thường ngày, nhất là những hoạt động cần cúi xuống dần trở nên khó khăn hơn. Trong những tuần cuối thai kỳ, thậm chí mẹ còn cảm thấy khó đi lại

Sinh con ở tuần 35 Nhức đầu là tình trạng mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai ở tuần 35

Sinh con ở tuần 35 có sao không?

Sinh con ở tuần 35 được gọi là sinh non muộn. Khi sinh con ở tuần 35 sẽ khiến cả mẹ và em bé gặp phải nhiều vấn đề do em bé chưa quay đúng hững và cơ thể bé chưa hoàn toàn phát triển toàn diện:

Mẹ phải sinh mổ

Sinh con ở tuần 35 nói riêng và sinh non nói chung làm tăng nguy cơ thai phụ phải sinh theo phương pháp mổ lấy thai. Việc sinh con khi cơ thể mẹ bầu chưa chuẩn bị hoàn toàn cho quá trình sinh nở làm mẹ không thể sinh theo ngả âm đạo.

Ở trẻ sinh đôi, nguy cơ mẹ sinh con ở tuần 35 lớn hơn rất nhiều so với thai đơn.

Trẻ sau sinh gặp phải các vấn đề về hô hấp

Sinh con ở tuần 35 làm cho trẻ dễ bị viêm phổi. Trước tuần thai 37, hệ hô hấp của trẻ chưa có sự phát triển hoàn thiện. Trẻ sinh non dễ gặp các vấn đề về hô hấp do phổi còn yếu. 

Sinh con ở tuần 35 sẽ làm gia tăng nguy cơ bé phải nuôi trong lồng kính do chưa thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ. 

Trẻ có nguy cơ bị vàng da cao hơn

Đa phần trẻ sơ sinh đều bị chứng vàng da sinh lý sau sinh, kể cả trẻ sinh ra đủ tháng. Vàng da sinh lý sẽ tự hết sau vài ngày hoặc một tuần sau khi sinh.

Theo các bác sĩ, nếu mẹ sinh con ở tuần 35, chứng vàng da sẽ kéo dài hoặc phát triển thành vàng da bệnh lý. Tình trạng này phải điều trị đặc biệt bằng phương pháp chiếu đèn.

Sinh con ở tuần 35 Sinh con ở tuần 35 có nguy cơ cao khiến trẻ bị vàng da

Nguy cơ mắc bệnh tim

Sinh con ở tuần 35 có thể làm trẻ gặp phải 2 bệnh lý liên quan đến ống động mạch (PDA) và chứng giảm huyết áp.

Ống động mạch dẫn phần lớn lưu lượng tim phải từ động mạch phổi sang động mạch chủ khi em bé còn trong bụng mẹ. Ống động mạch sẽ đóng lại khi em bé chào đời.

Trường hợp sau sinh con ở tuần 35, trẻ sau khi chào đời có thể chưa kịp đóng ống động mạch làm sự lưu thông của máu qua ống động mạch từ động mạch chủ sang động mạch phổi gặp bất thường.

Sau sinh khoảng 1 tuần, cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh và bệnh tự khỏi, một số ít cần can thiệp y khoa nếu không sẽ để lại di chứng nghiêm trọng về sau.

Gặp các vấn đề liên quan đến não bộ

Nguy cơ trẻ sinh non trước 37 tuần bị xuất huyết não thường  sẽ cao hơn đối với trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, sinh con ở tuần thứu 35, trẻ cần được chăm sóc y tế đặc biệt nhằm giảm thiểu biến chứng sau này.

Gặp vấn đề liên quan đến kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Trẻ sinh non dễ cảm thấy lạnh do cơ thể chưa có đủ chất béo., lượng chất béo dự trữ sẽ ít hơn nên thân nhiệt của trẻ dễ bị ảnh hưởng và bị hạ thấp. Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ thấp sẽ kéo theo các vấn đề hô hấp và làm cho nồng độ đường trong máu thấp.

Bé bị nhiễm khuẩn

Sinh con ở tuần 35 có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn do thời điểm này trẻ chưa hoàn thiện được hệ miễn dịch. Trẻ có thể bị nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào?

Trẻ sinh non có hệ miễn dịch và hệ hô hấp còn non yếu nên cha mẹ cần có những cách chăm sóc đặc biệt:

Cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ

Sinh con ở tuần 35 có thể làm sức khỏe của mẹ suy nhược. Thêm vào đó, trong thời gian đầu, làn da của trẻ sinh non tương đối nhạy cảm, vì vậy, mẹ có thể nhờ y tá chăm sóc vệ sinh cho trẻ. Sau khi bé sinh khoảng 1 tuần, làn da của con đã cứng cáp hơn, mẹ có thể tự vệ sinh cho bé hằng ngày bằng nước sạch.

Cho trẻ bú theo nhu cầu

Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn, thậm chí không cần cho bé uống nước. Nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt với những trẻ sinh non có thể giúp bé hoàn thiện hệ tiêu hóa và phát triển sức đề kháng.

Với trẻ sinh non dưới 35 tuần, cứ cách khoảng 2,5 - 3 tiếng mẹ nên cho bé bú một lần.

Sinh con ở tuần 35 Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng

Một số lưu ý khác

Khi chăm trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần lưu ý một vài điều sau:

  • Cho trẻ ở trong phòng có nhiệt độ phù hợp, không nóng quá cũng không lạnh quá. Nhiệt độ lý tưởng để cho bé là từ 26 đến 28 độ C.

  • Tiêm phòng đây đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Với những trẻ sinh non thiếu tháng thì có thể lùi lịch tiêm đến khi trẻ đủ điều kiện sức khỏe.

  • Để bé ngủ đủ giấc, đủ sâu trong môi trường yên tính. Mẹ cũng lưu ý gọi bé dậy khi đến cữ bú.

Làm thế nào để giảm nguy cơ sinh con ở tuần 35?

Sinh con ở tuần thứ 35 có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Vì vậy, để giảm nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần:

  • Không hoạt động quá sức hoặc làm việc nặng trong những tuần cuối thai kỳ.

  • Tập những bài tập nhẹ nhàng, có thể tập kegel để kiểm soát tử cung

  • Ăn uống đủ chất, tăng cường ăn hoa quả

Trong những tuần cuối thai kỳ, đặc biệt ở những mẹ có sức khỏe không đảm bảo, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám thai. Mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu chuyển dạ sớm để kịp thời đến bệnh viện kiểm tra khi có bất thường.

Mẹ nên tập luyện nhẹ nhàng để bé khỏe mạnh hơn Mẹ nên tập luyện nhẹ nhàng để bé khỏe mạnh hơn

Lưu ý dành riêng cho phụ nữ mang thai ở tuần 35

    • Mẹ bầu cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi sinh ở bệnh viện để sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó mẹ cũng nên mua sắm quần áo, trang thiết bị và những vật dụng cần thiết cho em bé sắp chào đời.

    • Khi mẹ bầu tăng cân, ngực sẽ trở nên nặng nề khiến mẹ bầu không cảm thấy thoải mái, đặc biệt khi ngủ. Mẹ cũng nên sắm miếng lót ngực hoặc áo ngực dành riêng cho bà bầu vì mẹ sắp bắt đầu ra sữa non

      . Áo ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai sẽ giúp cho mẹ có cảm giác thoải mái khi mặc, ngoài ra mẹ cũng có thể mặc vào ban ngày.
    • Trong vài tuần tiếp theo, mẹ bầu cũng sẽ rất bận rộn vì ngày chuyển dạ đang dần đến gần nên sẽ không có thời gian để ngủ hoặc sắp xếp những công việc gia đình. Vậy nên hãy tận dụng thời gian từ tuần 35 để lên kế hoạch cho những ngày sắp đến.

    • Mẹ bầu cũng nên chuẩn bị thêm những vật dụng cá nhân cần thiết như xà phòng, bàn chải đánh răng… để không bị thiếu khi đến ngày chuyển dạ ở trong bệnh viện.

    • Cần phải ăn uống đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé vì giai đoạn này bé phát triển rất nhanh. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chất đạm và canxi để phòng ngừa thiếu máu. Đồng thời mẹ cũng nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn một bữa quá no để tránh chứng khó tiêu và đau dạ dày.

    • Phụ nữ mang thai cũng cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi bộ, bơi lội, yoga… lưu ý quan trọng là hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập nhé.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay