Sau sinh, mẹ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng hậu sản. Sa tử cung sau sinh là một trong những biến chứng ấy. Mẹ cần điều trị sớm chứng bệnh này để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và việc chăm sóc bé yêu.
Sa tử cung còn được gọi với những cái tên như sa dạ con, sa sinh dục, sa thành âm đạo là tình trạng thành tử cung tụt xuống vào ống âm đạo, thậm chí lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo. Sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của sản phụ, khiến họ khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này trong trường hợp nặng. Vì thế, chị em cần phát hiện và điều trị sớm bệnh hậu sản này.
Sa tử cung sau sinh được chia thành nhiều giai đoạn, với sự tiến triển theo:
Sa tử cung là bệnh lý hậu sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Loét âm đạo: Đây là biến chứng thường gặp ở những người bị sa tử cung giai đoạn 4. Khi tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo, dễ bị cọ sát với quần. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiễm trùng, lở loét.
Sa tử cung nếu không điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng âm đạo
Các cơ quan khác cũng bị sa xuống: Tử cung sa xuống trong thời gian dài mà không được đẩy lên sẽ khiến cho những cơ quan khác của vùng chậu như ống dẫn trứng, bàn quang, buồng trứng… cũng có nguy cơ bị sa xuống.
Xem thêm: Thai sản trọn gói
Một vài nguyên nhân dưới đây có thể khiến chị em dễ bị sa tử cung:
Nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã bị sa tử cung:
Táo bón sau sinh kéo dài có thể là nguyên nhân gây sa tử cung
Sa tử cung có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật
Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để cải thiện tình trạng sa tử cung.
Những phương pháp này thường chỉ có hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ, hoặc giúp làm giảm triệu chứng trong những trường hợp nặng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Điều trị phẫu thuật
Với những trường hợp bệnh nặng, áp dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật không đem lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Có những phương pháp là phẫu thuật treo tử cung hoặc phẫu thuật cắt tử cung.
Với trường hợp phẫu thuật treo tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành thu ngắn các dây chằng hoặc dùng vật liệu y khoa để thay thế những cơ sàn chậu giúp nâng đỡ các cơ quan vùng chậu và đưa tử cung về lại vị trí cũ.
Vận động nhẹ nhàng, đi bộ, taaoj yoga giúp ngăn ngừa sa tử cung
Phương pháp này có thể được thực hiện quả ngả âm đạo hoặc qua nội soi ổ bụng. Tuy nhiên, những trường hợp dự định mang thai thì không nên áp dụng phương pháp này vi bệnh sẽ dễ tái phát do mang thai gây tăng áp lực vùng chậu.
Với trường hợp phẫu thuật cắt tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành cố định mỏm cắt âm đạo vào xương cùng để ngăn ngừa sa mỏm cắt, giúp khắc phục sa thành âm đạo.
Sa tử cung không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo nên cách tốt nhất là phòng ngừa từ đầu. Hãy áp dụng các cách sau:
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh sa tử cung sau sinh. Nắm được những thông tin này, sản phụ sẽ có cách ngăn ngừa cũng như phát hiện và điều trị bệnh sớm để giảm thiểu biến chứng do bệnh gây ra. Chúc mẹ sau sinh luôn khỏe mạnh để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.
Theo dõi thêm fanpage Lớp học tiền sản BV Hồng Ngọc để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.