Rối loạn trầm cảm tái diễn là sự tái lại các dấu hiệu trầm cảm đã có trước đó. Tình trạng này cần được phát hiện và điều trị sớm vì nó tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, thậm chí đáng sợ hơn đợt trầm cảm trước đó.
Rối loạn trầm cảm tái diễn hiểu một cách đơn giản là sự tái phát lại các dấu hiệu trầm cảm sau khi điều trị. Theo thống kê, có đến 50% các trường hợp mắc bệnh trầm cảm bị tái lại sau đó và những trường hợp tái lại này chiếm ⅔ những ca tự tử do trầm cảm.
Cũng như trầm cảm, rối loạn trầm cảm được chia thành các giai đoạn khác nhau. Cụ thể gồm 4 giai đoạn là:
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Mỗi giai đoạn thường kéo dài tối thiểu 6 tháng.
Người bị trầm cảm có thể bị tái bệnh sau khi điều trị
Tùy vào giai đoạn mắc bệnh, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc rối loạn trầm cảm tái diễn sẽ có những triệu chứng dưới đây:
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu người bệnh đã từng trải qua 2 đợt trầm cảm thì khả năng tái lại lần 3 là rất cao, đến 80%. Nếu từng trải qua 3 đợt trầm cảm thì khả năng tái lại là 90% và cứ tăng lần lên.
Người bị trầm cảm tái diễn thường cảm thấy mệt mỏi, chán ghét mọi thứ
Trầm cảm có thể tự khỏi hoặc điều trị nhanh chóng nếu trong giai đoạn nhẹ và không để lại di chứng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, người bệnh có thể bị tái lại. Trong đó, có thể kể đến các yếu tố làm tăng nguy cơ gây rối loạn trầm cảm tái diễn là:
Bên cạnh đó, độ tuổi (trên 30 tuổi) và giới tính (nữ) cũng là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ tái phát trầm cảm.
Trầm cảm hoặc trầm cảm tái diễn đều được chia thành nhiều giai đoạn, mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng. Nếu chỉ trầm cảm nhẹ thì khi tái phát bệnh cũng không quá đáng lo ngại, người bệnh chỉ cần điều trị theo bác sĩ chuyên khoa trong thời gian ngắn là chữa khỏi.
Người bị rối loạn trầm cảm tái diễn nặng có thể nghĩ đến cái chết
Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, trầm cảm tái diễn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm hơn. Nếu lần trước cảm trước đó chỉ dừng lại ở việc thường xuyên lo lắng thái quá, mệt mỏi, stress thì khi tái diễn người bệnh có thể có những triệu chứng nặng hơn vì dụ như nghĩ đến việc tự sát và lên kế hoạch tự sát.
Tóm lại việc rối loạn trầm cảm tái diễn có nguy hiểm hơn hay không đều tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh và cùng tùy vào mỗi người, không ai giống ai.
Câu trả lời là có. Rối loạn trầm cảm tái diễn hay rối loạn trầm cảm đều có thể chữa khỏi nếu người bệnh kiên trì điều trị và tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong thời gian điều trị, nên uống đúng thuốc, đúng liều, không tự ý đổi thuốc hoặc đổi thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, phải tái khám định kỳ cho đến khi khỏi hẳn.
Có thể bạn quan tâm:
Để khắc phục chứng rối loạn trầm cảm tái diễn, bác sĩ sẽ phải thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh rồi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị rối loạn trầm cảm tái diễn gồm:
Sử dụng thuốc
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng. Một số thuốc được sử dụng có thể gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc gây ngủ, thuốc tăng cường tuần hoàn não và một số vitamin cần thiết.
Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý:
Tâm lý trị liệu
Rối loạn trầm cảm tái diễn là bệnh tâm lý, tâm thần nên việc sử dụng liệu pháp tâm lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Thăm khám bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt… giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm
Thông qua trò chuyện, trao đổi, bác sĩ sẽ được nguyên nhân gây bệnh và từ đó đưa ra những lời khuyên, liệu pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp chữa trị một cách triệt để và hạn chế nguy cơ tái diễn về sau.
Việc điều trị tâm lý cần kiên trì, thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Tùy vào tình trạng mỗi người bệnh, chuyên gia tâm lý có thể đưa ra một số liệu pháp phù hợp như: liệu pháp âm nhạc, liệu pháp cá nhân, kết hợp thư giãn tập luyện…
Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến khích người nhà tham gia cùng bệnh nhân để giúp đạt được hiệu quả tốt hơn.
Điều chỉnh lối sống
Thay đổi thói quen, lối sống, cách suy nghĩ… là cách làm hiệu quả trong việc điều trị rối loạn trầm cảm tái diễn.
Người bệnh nên thực hiện một lối sống lành mạnh như: ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tránh xa rượu bia, chất kích thích, thực hiện các hoạt động yêu thích như nghe nhạc, vẽ tranh… để giúp giải tỏa tâm lý.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên gặp gỡ người thân, bạn bè, trò chuyện cởi mở với họ hơn để tâm trạng luôn được thoải mái, có vấn đề gì thì nên chia sẻ, không nên giấu kỹ và ôm đồm một mình sẽ dễ bị stress hơn.
Rối loạn trầm cảm tái diễn là tình trạng đáng lo ngại nên cần được phát hiện và điều trị sớm với chuyên gia tâm lý giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng về các liệu pháp trị liệu cho người bệnh.
Tại Hà Nội, khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần BV Hồng Ngọc là địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu tư vấn và thăm khám sức khỏe tinh thần. Đăng ký khám và điều trị tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại bệnh viện hàng đầu Thủ đô.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/