Rối loạn lo âu dần trở nên phổ biến nhưng chưa được quan tâm nhiều. Trầm cảm rối loạn lo âu nên được can thiệp sớm tránh những nguy hại lên sức khỏe.
Rối loạn lo âu quy định bởi cảm giác lo lắng quá mức, kèm theo các biểu hiện không thể tự chủ được như đau đầu, toát mồ hôi, bồn chồn không thể ngồi yên, căng tức ở ngực và khó chịu ở thượng vị.
Bạn cần phải cân nhắc giữa tình huống cụ thể, để phân biệt được đó là cảm xúc thông thường hay là vấn đề lo âu bệnh lý.
Rất khó để xác định các nguyên nhân chính gây ra bệnh. Người bệnh cần phải thăm khám và thực hiện các xét nghiệm liên quan để kết luận nguyên nhân. Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu thường gặp các vấn đề:
Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm là vấn đề mà người bệnh rối loạn lo âu gặp phải
Các nỗi ám ảnh của người rối loạn lo âu được phân loại thành nhiều dạng, đặc trưng bởi các vấn đề ám ảnh xã hội mà người bệnh mắc phải.
Phân loại rối loạn lo âu được tách biệt thành 4 loại thường gặp dưới đây:
Rối loạn lo âu lan tỏa: Ở loại rối loạn lo âu này, người bệnh gặp khó khăn trong kiểm soát các vấn đề cuộc sống cùng với các hành vi không thể tự chủ ở cơ thể: hồi hộp, bồn chồn, bứt rứt, dễ nổi nóng, tim đập nhanh, chân tay bủn rủn, căng thẳng cơ,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Người rối loạn thể này thường bị ám ảnh quá mức về độ hoàn hảo đối với từng sự việc, nảy sinh ra các hành vi lặp đi lặp lại rất khó có thể kiểm soát. Tiêu biểu như hành vi làm sạch đồ đạc, lau rửa tay quá mức, khử khuẩn đồ vật liên tục vì lo sợ vi khuẩn, vi trùng trong không khí. Từ đó gây ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ, chiếm quỹ thời gian không nhỏ.
Họ có những suy nghĩ quẩn quanh trong các vấn đề, cưỡng chế các hành vi lặp lại như được lập trình sẵn (ám ảnh về độ sạch sẽ, ám ảnh về sắp xếp, ám ảnh về các nguy cơ có thể xảy đến,…). Người bệnh thực hiện các hành động khiến họ cảm thấy an toàn hơn để giảm bớt nỗi lo về các vấn đề. Ví dụ: người gặp ám ảnh với vi khuẩn liên tục rửa tay để có được cảm giác an toàn khi loại bỏ hết các nguồn cơn. Từ đó, họ có xu hướng tránh né những tình huống, sự kiện khiến họ cảm thấy bất an, lo lắng.
Rối loạn hoảng loạn: Những cơn hoảng sợ cực độ chi phối chính là đặc trưng của người mặc chứng này. Với tình trạng như trên, cơn hoảng loạn còn kèm theo những phản ứng dữ dội như: đau tim, co thắt ngực, nghẹt thở, choáng váng,… Người bệnh khó có thể kiểm soát thời điểm phát bệnh bởi chúng không giới hạn ở bất cứ tình huống nào. Bởi vì những phản ứng trên, mà người mắc rối loạn hoảng loạn có xu hướng tránh xa những nguy cơ, họ yên vị tại những nơi có cảm giác an toàn nhất.
Rối loạn lo âu xã hội (tên gọi khác là nỗi ám ảnh xã hội): Là dạng rối loạn khiến người bệnh lo lắng thái quá trong các tình huống xã hội. Họ mang tâm lý lo lắng quá mức vào việc bị mất mặt, xấu hổ mỗi khi phải thực hiện một hành động khiến họ cảm thấy bất an như: sợ bị người khác bình luận ác ý, sợ phải thể hiện bản thân trước đám đông, sợ tiếp xúc với người lạ,…
Biểu hiện ban đầu bạn cần lưu ý chính là sự sợ hãi và lo lắng không cần thiết. Các tình trạng: nghẹt thở, mất ngủ, hay mất tập trung là các lưu ý tiếp theo về triệu chứng rối loạn lo âu. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng phổ biến dưới đây:
Bệnh lý rối loạn lo âu thuộc vào Chuyên khoa Sức Khỏe Tâm Thần nên sẽ chẩn đoán sơ bộ trước khi làm các xét nghiệm khác. Các bác sĩ sẽ thăm hỏi chi tiết về các biểu hiện triệu chứng hàng ngày và cách đối mặt để thông qua phương pháp lâm sàng.
Tâm lý của người bị trầm cảm luôn bất ổn
Dựa theo hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, một chẩn đoán đúng cần đáp ứng tiêu chí rõ ràng của mặt bệnh như:
Các vấn đề sức khỏe tâm thần khác có thể đi cùng với bệnh rối loạn lo lâu, khiến cho việc chẩn đoán và thực hiện điều trị gặp khó khăn. Rối loạn lo âu tổng quát có thể phức tạp hơn khi đi cùng các rối loạn:
Với các nguy cơ từ bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp sử dụng đa phương pháp: điều trị tâm lý & điều trị bằng thuốc. Cần kết hợp điều trị bằng hai phương pháp trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất.
Trị liệu tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ dành thời gian để trò chuyện và tìm ra những khúc mắc tạo thành trở ngại tâm lý. Hướng giải quyết sẽ được đưa ra sau khi người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng, nguyên nhân vấn đề và cách giải quyết sao cho phù hợp nhất với vấn đề đang gặp phải.
Sử dụng thuốc: Với tình trạng bệnh ban đầu sau thăm khám, bác sĩ sẽ cải thiện vấn đề tâm lý bằng thuốc trong thời gian từ 6 tháng – 12 tháng (tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người). Tuy nhiên, vẫn cần sự phối hợp đồng bộ của người bệnh trong những lần tái khám để điều chỉnh loại thuốc phù hợp với tiến triển bệnh.
Kết hợp các phương pháp để điều trị rối loạn lo âu hiệu quả
Sau khi điều trị cùng chuyên gia, người bệnh cũng cần thiết lập lại lối sống khoa học hơn để làm giảm ảnh hưởng, cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu.
Khi tâm trạng được giải tỏa, hạn chế căng thẳng; tình trạng rối loạn lo âu sẽ được được giảm bớt, rút ngắn thời gian điều trị,
Cần lưu ý rằng đây không hẳn là cách phù hợp với tất cả mọi người, nên người bệnh cần được nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn. Hãy thảo luận thêm về các hoạt động thư giãn phù hợp sau đó.
Có thể bạn quan tâm:
Trầm cảm rối loạn lo âu là một bệnh hỗn hợp có các triệu chứng chung, tiêu biểu với các triệu chứng giống nhau như mệt mỏi, không thể tập trung, dễ nổi nóng, lo lắng, dễ xúc động và cảm thấy bi quan, tuyệt vọng với các vấn đề xung quanh. Ngoài ra, người mắc bệnh trầm cảm rối loạn lo âu còn gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó vào giấc, dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm và làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Triêu chứng chính của rối loạn lo âu là lo lắng quá mức, lo sợ thái quá với các vấn đề trong cuộc sống. Với mặt bệnh trầm cảm, bệnh nhân thường gặp tiêu cực trong việc xử lý cảm xúc, dẫn đến sự chán nản, buồn bã và giảm sự quan tâm đến các vấn đề diễn ra hàng ngày.
Tuy trầm cảm rối loạn lo âu là một bệnh hỗn hợp, nhưng lại có nguyên nhân dẫn đến bệnh khác nhau. Chúng thường xảy ra cùng nhau.
Người mắc trầm cảm rối loạn lo âu nên được điều trị từ sớm tại các bệnh viện uy tín. Các bệnh viện đa khoa là sự lựa chọn tối ưu nhất bởi sự kết hợp của nhiều chuyên khoa có thế giúp việc thăm khám, hội chẩn phương pháp điều trị trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.
Tại BV Hồng Ngọc, bệnh nhân mắc trầm cảm rối loạn lo âu sẽ được thăm khám và điều trị tại Chuyên Khoa Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Thần. Chuyên khoa được trang bị đầy đủ trang thiết bị vật tư hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ dày kinh nghiệm từ BV Bạch Mai.
Bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm rối loạn lo âu nếu như không có biện pháp can thiệp sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống (bao gồm khía cạnh vật chất và tinh thần). Lâu dần, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng hệ tim mạch và khiến các bệnh mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bệnh muốn đăng ký khám hãy để lại thông tin dưới bảng.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/