Rau bong non - cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường

Rau bong non - cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường

22-06-2023

Mới đây, bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh đã cấp cứu thành công cứu sống mẹ con sản phụ bị rau bong non ở tuần thai thứ 38. Điều đặc biệt là thai phụ chỉ cảm thấy đau bụng nhẹ nghi do cơn gò tử cung chứ không có bất kỳ dấu hiệu nào khác. Trường hợp này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mẹ bầu cần cẩn trọng với tất cả những bất thường khi mang thai dù là nhỏ nhất.

Các thông tin trong bài viết được cung cấp bởi ThS.BS Đặng Mai Quỳnh – khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh.

Rau bong non là gì?

Trong suốt thai kỳ, bánh rau – nơi kết nối dinh dưỡng từ mẹ sang thai bám sát vào thành tử cung, và rau chỉ bong khi em bé ra đời.

Rau bong non là sự bóc tách sớm một phần hoặc toàn phần của bánh rau ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ, do sự hình thành khối máu tụ sau rau. Khối máu tụ này lớn dần sẽ làm bong bánh rau ra khỏi thành tử cung, cắt đứt nuôi dưỡng giữa mẹ và thai nhi. Biến chứng này có thể gặp bất cứ lúc nào sau tuần thai thứ 20, nhưng chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thai kỳ với diễn biến đột ngột, nhanh chóng có nguy cơ gây tử vong cả mẹ và bé nếu không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời.

Rau bong non Cấp cứu rau bong non tại bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh

Khoảng 1% phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng rau bong non. Tai biến này được phân thành độ I, II, III từ nhẹ đến nặng, trong đó mức độ III là tình trạng nặng nhất.

Rau bong non do đâu?

Nguyên nhân chính của tình trạng này chưa được xác định rõ, tuy nhiên các chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng bụng xảy ra trong quá trình mang thai có thể gây rau bong non. 

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Tuổi tác: Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc mẹ lớn tuổi (>35 tuổi) và sinh nhiều lần.

  • Tiền sản giật và tăng huyết áp mạn

  • Rối loạn đông máu

  • Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn và caffeine

    trong quá trình mang thai
  • Sự căng giãn đột ngột của tử cung trong những trường hợp ối vỡ non, ối vỡ sớm trong đa ối và sau khi lấy thai thứ nhất ra trong đa thai,..

Rau bong non không có yếu tố di truyền, tuy nhiên mẹ có tiền sử rau bong non ở thai kỳ trước có nguy cơ tiếp diễn ở thai kỳ tiếp theo lớn hơn các mẹ khác. 

Triệu chứng rau bong non

Những dấu hiệu lâm sàng

Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của biến chứng này bao gồm:

  • Bụng đau, căng cứng đột ngột với cơn co tử cung dồn dập.

  • Chảy máu âm đạo (có thể có hoặc không có).

  • Hoa mắt, chóng mặt,... choáng do mất máu

  • Giảm cử động của thai nhi

Hình ảnh trên siêu âm

  • Khối máu tụ sau bánh nhau

  • Mép bánh nhau tách ra

  • Bánh nhau dày, thường >5,5 cm

  • Cơ tử cung phía sau nhau dày

  • Nước ối tăng hồi âm do chảy máu trong buồng ối

Rau bong non Khối máu tụ mép trên bánh rau được phát hiện ở trên sản phụ mang thai 38 tuần

Những biến chứng nguy hiểm của rau bong non

Rau bong non thường tiến triển nhanh và triệu chứng không rõ ràng khiến các mẹ bầu chủ quan. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Đối với người mẹ

Đối với thai nhi

  • Tổn thương não do thiếu oxy nếu rau bong nặng.

  • Nguy cơ sinh non, thiếu cân nặng do sinh thiếu tháng

  • Thai chết lưu do không được cung cấp oxy và dinh dưỡng.

  • Sốc giảm thể tích 

Chẩn đoán rau bong non như thế nào?

Rau bong non là bệnh lý khó chẩn đoán, đặc biệt là ở thể ẩn hoặc thể nhẹ với các triệu chứng lâm sàng không điển hình. 

Chẩn đoán tình trạng này thường dựa vào kết hợp các dấu hiệu lâm sàng, siêu âm và kết quả xét nghiệm máu.

Rau bong non Khối máu tụ sau rau được phát hiện trên siêu âm ở sản phụ mang thai 31 tuần

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng rau bong non?

Nguyên nhân của tình trạng rau bong non vẫn chưa được xác định chính xác, vậy nên các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa có tác dụng giúp giảm thiểu nguy cơ, bao gồm:

  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, hạn chế sử dụng caffeine. 

  • Cẩn thận trong từng hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp bị tai nạn, ngã hoặc va đập mạnh vào vùng bụng, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Sản gần nhất để kiểm tra. 

  • Hãy thông báo với bác sĩ Sản khoa về tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp mạn. 

  • Nếu đã từng bị rau bong non ở lần mang thai trước, chị em hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên hợp lý và những chẩn đoán chính xác nhất trong suốt thai kỳ. 

Rau bong non là một cấp cứu sản khoa, nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả tính mạng mẹ và thai nhi. Tuy nhiên các trường hợp rau bong non được phát hiện và cấp cứu ở bệnh viện Hồng Ngọc gần đây đều không có nhiều dấu hiệu điển hình trên hình ảnh siêu âm và cả triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, những sản phụ ngoài 20 tuần tuổi thai (đặc biệt là 3 tháng cuối) khi có triệu chứng đau bụng đột ngột, kèm ra máu âm đạo (hoặc không) cần phải đến cơ sở y tế uy tín và gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Theo dõi Fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay