Hiệu quả của phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não phụ thuộc vào mức độ tổn thương não, vùng não bị ảnh hưởng, phương pháp phục hồi chức năng cùng sự kiên trì của người bệnh và sự chăm sóc của người nhà.
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não làm gián đoạn quá trình cung cấp máu lên não. Lượng máu lên não bộ bị suy giảm đột ngột dẫn đến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi tế bào gây đột quỵ.
Tai biến mạch máu não được coi là căn bệnh “tử thần” bởi tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân tai biến cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề.
Tai biến mạch máu não gây yếu hoặc liệt tay, chân hoặc nửa người.
Phục hồi chức năng sau tai biến cần can thiệp sớm, đúng cách, liên tục và kiên trì. Không ít trường hợp người bệnh tai biến vì sợ tái phát nên đã kiêng đi lại và nằm trên giường 4-5 tháng dẫn đến bỏ lỡ thời gian “vàng” để hồi phục. Các chuyên gia khuyến cáo, thời gian “vàng” để phục hồi chức năng sau tai biến là ngay khi ổn định hoặc sau 3-4 ngày.
Nếu tập luyện sớm và đúng cách, phần lớn bệnh nhân tai biến có thể chủ động đi lại với sự hỗ trợ của người khác hoặc dụng cụ hỗ trợ. Thông thường, kết quả phục hồi chức năng sẽ thể hiện rõ nhất trong 3 tháng đầu, chậm hơn trong 3 tháng tiếp theo. Từ tháng thứ 6 đến 12 tháng thì khả năng phục hồi chức năng chậm dần và ổn định hẳn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn tiếp tục cải thiện trong 12 – 18 tháng. Một số người thì phải sống chung với di chứng suốt đời.
Một số nguyên tắc phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não:
Khung tập đi hỗ trợ bệnh nhân tập phục hồi chức năng sau tai biến.
Mục đích hàng đầu của phục hồi chức năng sau tai biến là bệnh nhân phục hồi và có thể tự chủ trong các sinh hoạt cá nhân như ăn uống, đánh răng, thay quần áo, đại tiểu tiện…, tự di chuyển được mà ít cần sự hỗ trợ của người khác và đặc biệt là có thể lao động được, trở lại nghề nghiệp cũ hoặc thích nghi với nghề mới.
Tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến cần can thiệp đa mô thức, kết hợp các liệu pháp dựa trên biến chứng người bệnh gặp phải như vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp tâm lý, liệu pháp nghề nghiệp… Một số người nhanh chóng khỏe lại sau tai biến nhưng phần lớn đều cần phục hồi chức năng lâu dài.
Liệu pháp ngôn ngữ
Nhiều bệnh nhân tai biến gặp phải biến chứng liên quan đến vận động cơ mặt, cơ miệng gây tình trạng khó nói, nói không rõ lời, nói ngọng, nói lắp… Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể tập các bài tập nói từ đơn giản đến phức tạp. Bắt đầu từ đếm bảng chữ cái, số rồi dần dần đến nói một từ, cụm từ và cả câu để luyện cơ mặt, tăng độ linh hoạt và cải thiện giọng nói.
Liệu pháp tâm lý
Sau tai biến mạch máu não, nhiều bệnh nhân phải nhờ cậy vào sự chăm sóc của người thân do mất vận động nên dễ cảm thấy mặc cảm, cáu giận, lo lắng, lâu ngày có thể trầm cảm. Người nhà nên thường xuyên trò chuyện, động viên để giúp người bệnh giữ tình thần lạc quan, tích cực, tránh bị cảm giác bị cô lập, tự ti.
Bên cạnh đó, để rèn luyện khả năng tư duy, tăng cường trí nhớ, giải quyết vấn đề, phán đoán… nên cùng người bệnh chơi một số trò chơi như xếp hình, đố chữ, cờ tướng, cờ vua… nhằm phục hồi chức năng nhận thức nhanh hơn.
Người bệnh tập sau tai biến cần được động viên, trò chuyện thường xuyên.
Vật lý trị liệu
Đa phần bệnh nhân tai biến đều bị ảnh hưởng chức năng vận động. Người bệnh cần tích cực vận động, tập bài tập vật lý trị liệu đều đặn hàng ngày, kiên trì và liên tục thì mới đạt hiệu quả rõ ràng.
Người nhà có thể bắt đầu bằng cách đặt người bệnh ở tư thế đúng, tập nghiêng người, tập ngồi, giữ thăng bằng rồi đến tập đứng, phản xạ tư thế. Khi đã đứng vững, người bệnh là có thể tập đi bộ thường xuyên, ít nhất 15 phút mỗi ngày rồi dần đến các sinh hoạt cơ bản như ăn uống, đánh răng, rửa mặt, chải tóc… Nên hướng dẫn người bệnh sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như khung tập đi, xe lăn, gậy chống để chủ động đi lại và tập luyện.
Sau các bài tập cơ bản, người bệnh sẽ thực hiện bài tập tăng cường vận động và sức mạnh cơ chống cứng khớp. Nếu có điều kiện, nên tập dưới sự theo dõi của bác sĩ phục hồi chức năng và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, với sự hỗ trợ của một số loại máy móc như robot tập đi, máy tập tay, oxy cao áp…
Vật lí trị liệu phục hồi chức năng sau tai biến.
Di chứng sau tai biến mạch máu não gây xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Phục hồi chức năng sau tai biến mang tính chất lâu dài, đúng phương pháp và cần sự kiên trì từ cả người bệnh và người nhà của người bệnh. Để phục hồi chức năng sau tai biến, người nhà nên đưa người bệnh đến bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa hồi phục chức năng để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tại Hà Nội, Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và khắc phục di chứng sau tai biến được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 024 7300 8866 (máy lẻ 2214) hoặc đăng ký vào form dưới đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc