ợ chua sau khi ăn bệnh gì? làm thế nào để trị khỏi?

ợ chua sau khi ăn bệnh gì? làm thế nào để trị khỏi?

29-11-2021

Hiện tượng ợ chua sau khi ăn xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý nếu chúng xuất hiện liên tục và bất thường. Vậy nguyên nhân ợ chua sau khi ăn là gì và làm thế nào để khắc phục?

Nguyên nhân gây ợ chua sau khi ăn 

Khi dạ dày bị dư thừa acid, chúng sẽ tự động đẩy dịch vị acid này lên thực quản, từ đó dẫn đến ợ chua. Các chuyên gia cho biết triệu chứng trên không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên về lâu dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, nặng hơn nữa là ung thư. 

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ chua sau khi ăn. Nhưng cơ bản nhất vẫn là do thói quen ăn uống và sinh hoạt gây ra. 

Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng ợ chua sau khi ăn:

Ăn thức ăn gây ợ chua 

Ợ chua sau khi ăn chủ yếu do hấp thụ nhiều nhóm thực phẩm gây ợ chua như trái cây chứa nhiều acid. Hoặc thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa nhiều gas, cồn…

Ợ chua sau khi ăn Sử dụng đồ uống có chứa nhiều gas, cồn có thể khiến ợ chua sau khi ăn

Ợ chua sau khi uống rượu 

Hiện tượng ợ chua xảy ra khá phổ biến ở những người thường xuyên sử dụng rượu. Nguyên nhân là do trong rượu có chứa các chất gây kích thích đến niêm mạc dạ dày. Làm tăng acid trong dạ dày dẫn đến hiện tượng ợ chua, ợ nóng, đắng miệng và buồn nôn.

Thai nghén ở phụ nữ

Áp lực từ thai nhi tác động lên khoang bụng và cơ vòng thực quản có thể khiến cho các bà bầu xuất hiện triệu chứng ợ chua. Nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. 

Cơ thể bị stress, mệt mỏi 

Căng thẳng và mệt mỏi cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ợ chua sau khi ăn. Khi bị stress, hệ thần kinh làm suy yếu quá trình tiêu hóa dẫn đến các triệu chứng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, tức ngực

Béo phì 

Tình trạng ợ chua sau khi ăn dễ gặp nhất ở những người bị béo phì. Nguyên nhân đến từ việc cân nặng cơ thể vượt ngưỡng chịu đựng của vùng bụng và hệ tiêu hóa. 

Thói quen ăn uống không lành mạnh 

Thói quen ăn uống không lành mạnh như: ăn quá nhanh, ăn quá no, ăn bỏ bữa, ăn tối muộn, ăn nhiều đồ dầu mỡ,...đều góp phần gây ra tình trạng ợ chua sau khi ăn. 

Bị hội chứng loạn khuẩn 

Việc các vi khuẩn có hại sinh sôi trong đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn cũng gây ợ chua sau khi ăn. 

Ợ chua sau khi ăn là biểu hiện của bệnh gì? 

Nếu loại trừ các nguyên nhân kể trên thì tình trạng ợ chua sau khi ăn có thể cảnh bảo một trong số những bệnh lý sau:

Trào ngược dạ dày thực quản 

Ợ chua sau khi ăn là một triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Ngoài triệu chứng ợ chua, người bệnh còn có các biểu hiện khác như ho, khó thở, đau họng, khó nuốt, buồn nôn,...

Ợ chua sau khi ăn Dịch acid trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng ợ chua sau khi ăn

Viêm loét dạ dày tá tràng 

Những ai thường xuyên lạm dụng thuốc lá, rượu bia sẽ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn bình thường. Người bị bệnh sẽ có các triệu chứng thường gặp như đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, rối loạn tiêu hóa,...Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nặng thành ung thư. 

Thoát vị cơ hoành 

Thoát vị cơ hoành là một loại bệnh lý xảy ra do bẩm sinh hoặc cũng có thể do tác động bên ngoài vào vùng ngực hoặc bụng. Loại bệnh lý này thường biểu hiện thông qua các triệu chứng như: khó thở, chán ăn, ợ chua sau khi ăn, dễ bị buồn nôn, hay cảm thấy khó tiêu và chướng bụng. 

Viêm thực quản 

Thực quản đảm nhận nhiệm vụ chuyển thức ăn từ cổ họng xuống dạ dày. Khi thực quản bị tổn thương hoặc viêm nhiễm sẽ tạo cơ hội để dịch acid trong dạ dày trào lên lại cổ họng. Gây ra hiện tượng ợ chua sau khi ăn. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện khác như đau tức ngực, đau họng, khó nuốt

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ợ chua sau khi ăn? 

Để cải thiện tình trạng ợ chua sau khi ăn hoặc ợ chua ợ hơi liên tục sau khi ăn, bạn nên nắm rõ các nhóm thực phẩm nên và không nên sử dụng dưới đây.

Ợ chua sau khi ăn nên ăn gì?

Để khắc phục tình trạng ợ chua sau khi ăn, bạn nên tham khảo các nhóm thực phẩm gồm: 

  • Trái cây chứa ít acid như chuối, táo, lê,…

  • Các loại ngũ cốc như yến mạch, bánh mì.

  • Thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, các loại rau họ cải, các loại hạt… 

Ợ chua sau khi ăn nên kiêng gì?

Ngược lại, bạn nên kiêng các nhóm thực phẩm sau để tránh làm nghiêm trọng hơn tình trạng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng.

  • Tránh ăn trái cây nhiều acid như họ nhà cam, chanh, các loại quả chua. Nếu dùng quả cam thì chỉ nên dùng với lượng ít.

  • Không nên ăn các loại đồ ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, nhiều đường.

  • Không nên ăn thực gây đầy hơi như socola, tiêu,… 

  • Không nên sử dụng các loại thức uống có gas, cồn. 

Khi nào nên đi bệnh viện thăm khám? 

Bạn cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám nếu triệu chứng ợ chua sau khi ăn kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường như:

  • Ợ chua ợ hơi liên tục không giảm.

  • Ợ chua kèm nóng rát cổ họng

    , tức ngực.
  • Ợ chua kèm buồn nôn hoặc nôn.

  • Ợ chua khó nuốt, có cảm giác vướng ở cổ họng.

  • Ợ chua kèm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

  • Ợ chua kèm tiêu chảy hoặc táo bón.

  • Ợ chua có ra máu

    hoặc dịch lạ.

Ợ chua sau khi ăn Ợ chua sau khi ăn kèm theo tức ngực khó thở thì nên đi khám ngay

Các cách trị chứng ợ chua sau khi ăn tại nhà

Ợ chua sau khi ăn nếu không kèm những triệu chứng nghiêm trọng khác, có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp. Tham khảo các cách trị ợ chua tại nhà sau: 

Tập thói quen sống lành mạnh

Thói quen sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi người. Để khắc phục chứng ợ chua sau khi ăn, bạn nên:

  • Tập ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi.

  • Không nói chuyện khi ăn, không đi nằm ngay sau khi ăn.

  • Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Không ăn tối quá muộn hoặc ăn bữa đêm để giảm áp lực lên dạ dày.

  • Không để cơ thể bị mệt mỏi, căng thẳng quá mức. Nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi

    .

  • Giữ mức cân nặng cơ thể hợp lý. Không nên tăng giảm cân đột ngột.

  • Tập gối đầu cao hơn bụng, không nằm sấp khi ngủ.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây khó tiêu như thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, caffeine, socola,…

  • Khám sức khỏe định kỳ

    mỗi 6 tháng 1 lần theo chỉ định của bác sĩ.

Một số mẹo trị chứng ợ chua sau khi ăn, sau khi uống rượu 

Những mẹo vặt dân gian dưới đây có thể áp dụng để cải thiện tình trạng ợ chua sau khi ăn, uống rượu:

- Uống nước nha đam: Uống nước ép nha đam có thể giúp giảm chứng ợ chua, ợ nóng và đau do viêm loét dạ dày. Dùng nha đam tươi, gọt thật sâu lớp vỏ xanh bên ngoài, xả dưới vòi nước cho trôi hết nhựa. Ngâm miếng nha đam trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ép lấy nước uống. Chỉ nên uống khoảng 200ml nước ép nha đam mỗi ngày.

- Uống nước pha giấm táo: Bạn có thể uống một đến hai muỗng canh 15–30 ml giấm táo pha loãng với nước trước bữa ăn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa.

- Uống trà gừng: Đun vài lát gừng tươi với một ít nước. Pha thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất và lát chanh tươi để tăng hiệu quả.

- Nhai kẹo cao su không đường: Việc nhai kẹo cao su không đường có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, tăng tiết dịch mật và các axit, enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Từ đó làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

Ợ chua sau khi ăn Ợ chua sau khi ăn có thể được cải thiện nhờ uống nước ép nha đam

Có nên tự dùng thuốc uống điều trị không? 

Câu trả lời là không. Hầu hết các bệnh lý liên quan về tiêu hóa cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên chủ quan tự uống thuốc điều trị tại nhà. 

Tất cả các loại thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và mục đích sử dụng.

Khi gặp chứng ợ chua sau khi ăn, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khám tiêu hóa ở Bệnh viện Hồng Ngọc là lựa chọn của rất nhiều người bởi đây là bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc luôn được cập nhật mới nhất giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Bạn có thể đăng ký khám tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay