Nứt kẽ hậu môn: nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị

Nứt kẽ hậu môn: nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị

09-03-2023

Đau khi đi đại tiện hoặc lau giấy có vết máu đỏ, rất có thể bạn đang bị nứt kẽ hậu môn. Điều này có thể khiến bạn lo lắng và không biết mình đang bị gì. Dưới đây là một số thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và hướng chữa trị, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh ở khu vực nhạy cảm nên nhiều người cảm thấy tự ti, không dám đi thăm khám. Tuy nhiên, để không bị nhầm lẫn với các bệnh vùng hậu môn như bệnh trĩ, bạn cần đi kiểm tra để biết rõ tình trạng và hướng điều trị chính xác.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn, gây đau

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn, gây đau, thường xảy ra sau khi bệnh nhân cố rặn phân cứng. Bệnh phổ biến, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mãn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Đối tượng có nguy cơ mắc nứt kẽ hậu môn

Nếu có những thói quen sau đây, bạn rất dễ mắc nứt kẽ hậu môn:

Những người có thói quen ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao, hoặc ăn ít chất xơ dễ bị táo bón.

Những người ít vận động cũng dễ bị táo bón. Vì vậy, để phòng ngừa mắc nứt kẽ hậu môn, bạn nên tăng cường vận động bằng cách chơi thể thao, đi bộ, tập thể dục…

Nếu bị táo bón dài ngày thì cần uống thuốc chống táo bón theo chỉ dẫn bác sĩ nhằm làm mềm phân và nhuận tràng, hoặc dùng thuốc thoa tại chỗ, kem nhét hậu môn, nhằm chống viêm, giảm bớt sự khó chịu, bôi trơn để dễ đại tiện, giảm đau, làm giãn mạch và tăng cường lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt.

Trẻ em: nhiều trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không có nguyên nhân.

Người lớn tuổi: nhiều người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn trực tràng

Người thường xuyên bị táo bón nên thường rặn nhiều khi đi cầu vì phân quá cứng. Để phòng ngừa cần có thói quen đi đại tiện thường xuyên, mỗi ngày theo một giờ cụ thể. Thay đổi thói quen ăn uống và vận động như trên để giảm táo bón. Khi người bệnh bị táo bón thì không được dùng sức để rặn, nên dùng nước muối ấm để thụt tháo phân. Sau khi đi đại tiện phải vệ sinh sạch sẽ, có thể vệ sinh bằng nước sau đó lau khô bằng vải sạch. Không nên sử dụng giấy thơm hoặc để hậu môn bị ẩm ướt có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn.

Người bị nứt kẽ hậu môn nên thay đổi thói quen ăn uống, thường xuyên bổ sung rau xanh Bệnh trĩ nên ăn gì

Người bị hậu sản sau sinh: Nứt hậu môn thường xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ hậu sản, có thể do chế độ ăn uống quá kiêng khem gây ra táo bón. Theo y khoa hiện đại, sản phụ có thể ăn chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn, tăng cường rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn, nhưng thường gặp nhất là ở người có khối phân to, rắn, chắc, lúc đại tiện sẽ gây chấn thương ống hậu môn, đặc biệt là bệnh táo bón dài ngày.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân sau:

  • Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, làm giảm sức bền tổ chức, khi có sự căng dãn thì vết nứt dễ xuất hiện, nhất là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét.

  • Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực, co thắt rất mạnh, sự co thắt của cơ thắt trong là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không lành được.

  • Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được và gọi là loét thiếu máu.

  • Yếu tố cơ địa: Do cơ thể một số người có cấu tạo vòng hậu môn nhỏ.

  • Bệnh HIV, lao hậu môn – trực tràng, giang mai.

  • Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn – trực tràng.

  • Chấn thương: phân cứng hoặc phân quá lớn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh.

  • Các nguyên nhân khác như: táo bón và phải rặn nhiều khi đi tiêu; tiêu chảy kéo dài mà không chữa dứt điểm, đi đại tiện nhiều làm tổn thương cơ vòng hậu môn; quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn và trĩ tuy là hai bệnh khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn với nhau, vì hai bệnh này đều có thể gây ra chảy máu trực tràng.

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn gồm:

  • Đau dữ dội khi đi đại tiện rồi sau đó hết đau.

  • Sau nhiều giờ đi đại tiện cơ thể vẫn có cảm giác đau.

  • Trên phân hay trên giấy vệ sinh phát hiện thấy có máu đọng lại.

  • Cảm giác ngứa hoặc rát nơi hậu môn.

  • Đặc biệt có thể quan sát được vết rách nơi gần vòng cơ hậu môn.

  • Trên vùng da quanh vết nứt có cục u nhỏ.

Biến chứng của bệnh:

Cảm giác đau rát gây khó khăn trong quá trình đào thải của cơ thể. Tâm lý sợ đại tiện làm cho bệnh tình nặng hơn. Ảnh hưởng tinh thần, gây mất ngủ, cơ thể xanh xao.

Nứt kẻ hậu môn

Bình thường nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi sau 4 - 6 tuần nhưng nếu kéo dài hơn 8 tuần sẽ biến chứng thành mãn tính. Lúc này vết rách khó lành lại, tái rách nhiều lần.

Phương pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn

Khám lâm sàng

Đối với nứt kẽ hậu môn, ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh, khám sức khỏe và kiểm tra khu vực này. Thông thường, với tình trạng cấp tính, vết rách sẽ còn mới, ngược lại, trong trường hợp mãn tính, vết nứt sẽ sâu hơn, có thể đi kèm các khối u thịt bên trong hoặc bên ngoài.

Ngoài ra, vị trí nứt cũng cho thấy một phần nguyên nhân. Nếu vết rách ở một bên lỗ hậu môn, khả năng cao đây là dấu hiệu của một chứng rối loạn chức năng, chẳng hạn như bệnh Crohn.

Xét nghiệm

 Để có kết quả chính xác nhất về tình trạng nứt kẽ hậu môn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành một số phương pháp chẩn đoán sau:

  • Nội soi hậu môn: Một thiết bị hình ống sẽ được đưa vào hậu môn để giúp bác sĩ nhìn thấy rõ hơn bên trong hậu môn và trực tràng.

  • Nội soi đại tràng sigma bằng ống dẻo: Bác sĩ sẽ đưa một ống dẻo vào phần dưới cùng của ruột kết để tiến hành chẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ thực hiện cho đối tượng dưới 50 tuổi và không có nguy cơ mắc các bệnh đường ruột hoặc ung thư ruột kết.

  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ đưa một ống mềm vào trực tràng để kiểm tra toàn bộ ruột kết. Xét nghiệm này có thể được thực hiện ngay cả với những đối tượng trên 50 tuổi, có nguy cơ mắc ung thư ruột kết hoặc xuất hiện dấu hiệu của một số bệnh lý khác kèm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy…

Các biện pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn thường lành trong vài tuần nếu người bệnh giữ cho phân mềm và điều trị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật:

  • Sử dụng thuốc: Thường được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn đầu, vết nứt còn nhỏ và nông. Các loại thuốc giúp làm mềm phân, dễ đi tiêu và làm giảm nhanh các cơn đau, vết thương mau lành. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám để được tư vấn từ bác sĩ, dùng thuốc đúng liệu trình, đúng loại thuốc, tránh tự ý dùng thuốc theo quảng cáo trên mạng khiến bệnh trở nặng, khó điều trị và tốn kém hơn.

  • Thay đổi lối sống: Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên.

  • Ngâm hậu môn: ngâm nước ấm 10-20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện giúp thư giãn cơ thắt giúp dễ lành bệnh. Không sử dụng xà phòng vì có thể gây kích ứng vùng hậu môn.

Điều trị bằng phẫu thuật:

Khi điều trị nội khoa mà các triệu chứng không giảm, hoặc bệnh ở giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần, vết nứt sâu và nhiều dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.

Những phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:

Phẫu thuật cắt mở các cơ ở bên trong hậu môn: Để làm giảm áp lực và sức căng do các vết nứt kẽ hậu môn gây ra, bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt một vết nhỏ bên trong cơ vòng với chiều dài tương ứng với vết nứt. Đây là phương pháp được chỉ định chính trong điều trị nứt kẽ hậu môn.

Phẫu thuật cắt mô: Các mô xung quanh vết nứt ở hậu môn sẽ được cắt bỏ hoàn toàn để vết thương có thể lành. Thông thường, phương pháp này được kết hợp với điều trị nứt kẽ hậu môn nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt mở cơ thắt trong.

Phẫu thuật nong hậu môn: Phẫu thuật này được tiến hành nhằm mục đích làm rộng ra hoặc nới cơ vòng ở hậu môn để ngăn không cho lỗ hậu môn bị các vết nứt làm hẹp lại. Thủ thuật này thường được chỉ định đối với nứt kẽ hậu môn mãn tính và người bệnh bị tái phát nhiều lần.

Điều trị nứt kẽ hậu môn ở đâu an toàn và hiệu quả?

Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều phòng khám và bệnh viện điều trị nứt kẽ hậu môn giúp bệnh nhân được lựa chọn nơi thăm khám trĩ và điều trị đa dạng hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên đến các địa chỉ uy tín để đảm bảo “khám đúng thầy, trị đúng bệnh”, tránh tiền mất tật mang, bệnh không khỏi lại tốn kém chi phí.

Bệnh viện Hồng Ngọc hiện đang thực hiện chương trình khám miễn phí hàng tháng cho các bệnh lý hậu môn trực tràng. Với sự trực tiếp tham gia thăm khám, chẩn đoán của Thầy thuốc nhân dân PGS. TS. BS. Nguyễn Xuân Hùng – BS Ngoại khoa Tiêu hoá và các bệnh lý vùng Hậu môn – Trực tràng.

BS Nguyễn Xuân Hùng thăm khám bệnh về hậu môn trực tràng

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Ngoại khoa Tiêu hóa và các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng, đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng như:

– Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Trưởng khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

– Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam. Thành viên Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật Nội soi Việt Nam.

– Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp.

– Giảng viên kiêm nhiệm Đại học Y Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm cùng quá trình đào tạo chuyên sâu tại Pháp, Singapore, Đài Loan, PGS Nguyễn Xuân Hùng có thế mạnh chuyên môn đặc biệt trong:

  • Phẫu thuật Tiêu hoá: dạ dày, đại trực tràng và các bệnh lý ngoại Tiêu hóa

  • Nghiên cứu ứng dụng trong điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng.

  • Nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ung thư, đặc biệt ung thư đại trực tràng.

  • Nghiên cứu dịch tễ học, phương pháp điều trị bệnh lý vùng hậu môn và tầng sinh môn.

  • Phẫu thuật cấp cứu ổ bụng, điều trị chấn thương tá tràng – tụy…

Bằng những kiến thức y khoa và kinh nghiệm dày dặn trong nghề, PGS.TS sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý mà người bệnh mắc phải cũng như đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:

Hotline đặt lịch thăm khám với PGS Nguyễn Xuân Hùng:

0911 908 856

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay