Đại tràng là cơ quan dễ bị tổn thương của hệ tiêu hóa với vô vàn chứng bệnh có thể tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào. Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào liên quan đến hoạt động tiêu hóa đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng để cho kết quả chính xác. Có rất nhiều cách hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh liên quan đến đại tràng. Trong đó, nội soi đại tràng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Vậy quy trình nội soi đại tràng như thế nào, nó có gây ra biến chứng gì không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về nội soi đại tràng.
Nội soi đại tràng là một thủ thuật để chẩn đoán và điều trị, với dụng cụ là một ống soi mềm đường kính khoảng 1,3cm; dài 1,7m; bên trong có chứa nguồn sáng và đầu camera của máy quay video, dẫn truyền hình ảnh ra ngoài. Thông qua hình ảnh bác sĩ sẽ phát hiện được các bất thường đang xảy ra bên trong ruột để từ đó chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp. Ngày nay, nội soi đại tràng được coi là một trong những phương tiện tầm soát ung thư đại trực tràng tốt nhất.
Hàng năm, khoảng 150.000 trường hợp ung thư đại-trực tràng được chẩn đoán và 50.000 trường hợp tử vong vì bệnh lý này tại Hoa Kỳ.
Nội soi đại tràng giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của đại tràng
Tầm soát sớm ung thư đại tràng có thể ngăn ngừa được ít nhất 30.000 trường hợp tử vong mỗi năm, trong đó nội soi đại tràng được coi là phương pháp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị các bệnh lý cũng như tầm soát ung thư sớm hiệu quả nhất hiện nay
Ngoài ra, ống tiêu hóa là một cơ quan khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) dù rất đắt tiền nhưng không có giá trị chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa.
Nội soi giúp phát hiện ra những tổn thương rất nhỏ mà các phương pháp khác không thể chẩn đoán được. Ngoài ra, soi đại tràng có thể dùng để cắt polyp (polyp là nguyên nhân thường gặp gây chảy máu khi đi ngoài và hóa thành ung thư) hay tầm soát ung thư sớm.
Như vậy, nội soi đại tràng chủ yếu để tìm ra nguyên nhân gây ra máu trong phân, tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng hoặc một số triệu chứng bất thường trong đại tràng.
Chỉ định nội soi đại tràng tương đối rộng rãi. Hầu hết các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề ở đường tiêu hóa dưới đều được chỉ định soi đại tràng, cụ thể:
Nội soi điều trị được chỉ định khi:
Trong trường hợp rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng mãn tính, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định nội soi đại tràng để chắc chắn loại trừ khả năng bị ung thư.
Nếu thường xuyên bị đau bụng bạn nên đi nội soi đại tràng
Hiện nay, do tỷ lệ bị ung thư đại tràng ở nước ta khá cao, tất cả những người trên 45 tuổi đều nên nội soi tầm soát ung thư từ 1-3 năm một lần. Các bệnh nhân lớn tuổi và kèm yếu tố nguy cơ cao như có tiền căn polyp, tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng nên thực hiện nội soi mỗi năm một lần.
Trước khi nội soi
Trong nội soi
Sau nội soi
Quy trình nội soi đại tràng diễn ra nhanh chóng, chính xác
Sau khi có kết quả nội soi, bác sĩ sẽ xem xét và cho bệnh nhân biết kết quả. Có 2 trường hợp xảy ra:
Kết quả âm tính
Nội soi cho kết luận âm tính nếu hình ảnh ghi nhận được cho thấy không có bất kì dấu hiệu bất thường nào ở niêm mạc đại trực tràng, ví dụ như một vết loét, một khối u hay tình trạng chảy máu…
Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân tiến hành nội soi lại trong các trường hợp sau:
Kết quả dương tính
Nội soi đại tràng cho kết quả dương tính nếu bác sĩ tìm thấy sự xuất hiện của polyp hay các mô bất thường trong ruột già.
Hầu hết các polyp đều lành tính, nhưng một số có thể là tiền ung thư. Những cục polyp nhỏ sẽ được cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi đại tràng và được đem đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem nó lành tính hay ác tính.
Một số bệnh nhân sẽ được lên lịch trình nội soi định kỳ trong tương lai nhằm theo dõi sự gia tăng kích thước của polyp hoặc kịp thời phát hiện ra các cục polyp đại tràng mới.
Nếu bạn có polyp hoặc mô bất thường khác không thể cắt bỏ trong khi nội soi, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra lại cùng với bác sĩ tiêu hóa có chuyên môn trong việc loại bỏ polyp lớn hoặc phẫu thuật.
Theo các chuyên gia đánh giá, nội soi đại tràng là một thủ thuật khá an toàn và gần như không phát sinh những biến chứng nghiêm trọng sau đó. Tuy nhiên, sau khi nội soi đại tràng, người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng khó chịu:
Nội soi đại tràng có thể để lại biến chứng như chảy máu đại tràng
Mặc dù nội soi đại tràng ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân cũng cần đề phòng bằng cách theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nghiêm trọng nào sau khi nội soi như đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu, sốt cao, ớn lạnh trong người… thì nên thông báo cho bác sĩ biết ngay.
Nội soi đại tràng mất bao lâu?
Thông thường, nội soi đại tràng sẽ chỉ mất khoảng 7-10 phút. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể lên đến 30-40 phút. Nguyên nhân là do việc chuẩn bị của người bệnh chưa tốt hoặc do bác sĩ áp dụng kỹ thuật điều trị trong quá trình nội soi.
Với các trường hợp các bác sĩ phải tiến hành các thủ thuật điều trị qua nội soi thì thời gian nội soi đại tràng sẽ lâu hơn nữa. Vì vậy, có thể nói việc nội soi đại tràng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố để quyết định.
Nội soi đại tràng có an toàn không?
Nội soi đại tràng là một thủ thuật khá an toàn và ít khi có tai biến. Do đại tràng rất dài và phần ống soi đưa vào phải qua nhiều chỗ gập góc hay xoắn, thủ thuật có thể làm bệnh nhân thấy đau.
Vấn đề thường gặp là cảm giác đầy bụng sau soi, đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp đẩy sạch khí hơi còn sót lại trong ruột già ra ngoài, góp phần nhanh chóng giải quyết chứng đầy hơi khó chịu ở bụng do ảnh hưởng từ nội soi.
Do tính chất an toàn, nội soi đại tràng có thể được thực hiện cho cả bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện.