Nhọt - chữa thế nào?

Nhọt - chữa thế nào?

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Biểu hiện đầu tiên của nhọt là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Kích thước của nhọt từ 1-2 cm, ở giữa có ngòi mủ hoại tử tổ chức. Tại chỗ nhọt đau nhức, nóng.

Nhọt có thể nhỏ nhưng cũng có thể to lan ra xung quanh và sâu xuống dưới da. Tiến triển của nhọt từ khi bắt đầu viêm đến khi khỏi khoảng 1 tuần.

Nhọt lúc đầu cứng, dần dần mềm rồi nhọt vỡ hoặc rò mủ và có thể để lại sẹo to. Mủ vàng đặc, có thể nhìn thấy ngòi mủ bám vào nang lông.

Điều trị nhọt sử dụng kháng sinh phù hợp có hiệu quả diệt tụ cầu và chích rạch khi nhọt đã 'chín' làm cho nhọt chóng lành hơn.

Khi nhọt mới xuất hiện có thể bôi dung dịch betadine nhiều lần, sử dụng các thuốc sát khuẩn khác như chlorhexidine, clindamycin, milian, castellani, các mỡ kháng sinh bôi.

Cần vệ sinh cơ thể bằng các xà phòng sát khuẩn, vệ sinh môi trường sống và chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, vitamin, hạn chế thức ăn có đường.

Trường hợp nhọt nặng, nhiều và có nguy cơ biến chứng nhiễm trùng lan rộng cần sử dụng kháng sinh toàn thân. Các kháng sinh dùng trong điều trị nhọt: Hiện nay, tụ cầu trùng vàng đã kháng lại các kháng sinh penicillin.

Nhọt

Các kháng sinh có thể sử dụng điều trị nhọt là cloxacillin, oxacillin, amocillin, amocillin + axit clavulanic, ampicillin. Các kháng sinh có hiệu quả nhất điều trị nhọt do tụ cầu trùng vàng hiện nay là các cephalosporin thế hệ 2, 3 đường uống hoặc tiêm.

Trên thị trường hiện có các kháng sinh thuộc nhóm này là cephalexin, cephradin, cefaclor, cefprozil, cefuroxim và cefixim. Một số kháng sinh khác có hiệu quả trong điều trị nhọt là claritromycin, azitromycin.

Liều lượng dùng tùy theo trường hợp bệnh nhân và cần được thầy thuốc chỉ định. Có thể làm kháng sinh đồ trong trường hợp điều trị không đỡ để có thể xác định được kháng sinh tốt nhất đối với vi khuẩn.

Chích rạch nhọt là biện pháp làm cho nhọt chóng khỏi nhưng phải thận trọng, chỉ chích nhọt khi đã 'chín', chích non sẽ làm cho nhiễm trùng lan rộng hơn và gây nguy cơ nhiễm trùng máu.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay