[tổng quan] nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

[tổng quan] nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

30-05-2023
Sống khỏe

Vi khuẩn là tác nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai. Bệnh lý này không chỉ khiến mẹ khó chịu, đau buốt khi đi tiểu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai là bệnh gì?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai hay còn được gọi là viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng để chỉ sự nhiễm khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu của thai phụ như thận, niệu quản, bàng quang,... Nguyên nhân gây ra bệnh lý này chủ yếu do vi khuẩn E.Coli và trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Đáng nói hơn, nhiều chị em mắc bệnh dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu điển hình khi mang thai. 

Viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu không được can thiệp kịp thời và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

3 thể nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai thường gặp

nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai Các bộ phận có thể bị nhiễm khuẩn thuộc đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý khá phổ biến ở mẹ bầu do sức đề kháng suy giảm, khó chống chọi với vi khuẩn E.coli. Bệnh lý này được chia làm 3 thể ứng với 3 cấp độ khác nhau gồm:

  • Nhiễm khuẩn thường:

    Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai thể thương đa phần là không có triệu chứng lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở hai lần riêng biệt cho thấy có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu. Bệnh có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang cấp): Ở thể nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai này, thai phụ đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu, có khi đái ra máu ở cuối bãi, cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, nguời mệt mỏi. Khi làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein âm tính. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận – bể thận cấp): Người bệnh sốt cao 39 – 40oC, mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải), buồn nôn và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh, có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp. Ngoài ra, có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp… Đây là thể bệnh nhiễm khuẩn khi mang thai nặng nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 

Liên hệ hotline 0919 645 271

hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký khám thai cùng các bác sĩ chuyên khoa Sản hàng đầu:

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thắc mắc tại sao trong khi mang thai lại dễ bị viêm đường tiết niệu. Các bác sĩ cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là sự suy giảm sức đè kháng làm vi khuẩn E.Coli phát triển gây bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể bắt nguồn từ các lý do khác gồm:

  • Trong thời gian mang thai, cùng với sự gia tăng của nồng độ nội tiết tố làm cho nước tiểu bị cô đặc, các hợp chất như muối, đường và protein tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Những sinh vật này bám vào lỗ niệu đạo, sản sinh và gây nên viêm nhiễm.

  • Khối lượng tử cung ngày càng lớn, chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận. Hoặc cũng có thể do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

  • Khoảng từ tuần thai thứ 6 trở đi, niệu quản của mẹ có xu hướng mở rông hơn, thể tích bàng quang tăng lên. Tuy nhiên, trương lực ở bàng quang sẽ giảm đi trông thấy, khó có thể tống hết nước tiểu ra ngoài. Đây chính là điều kiện thuận lợi để những vi khuẩn vốn có trong đường tiết niệu sinh sôi và phát triển khó kiểm soát. 

Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thia có thể còn xuất phát từ việc quan hệ tình dục thiếu an toàn. Tình trạng này không chỉ dễ làm vi khuẩn xâm nhập mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến "tổ" của thai nhi. 

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai 

Có khoảng trên 2% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu trong khi mang thai. Đáng nói là bệnh này có khả năng tái đi tái lại nhiêu lần, đặc biệt ở những mẹ sinh thường. Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu ban đầu cũng không quá rõ ràng nên dễ khiến bà bầu nhầm tưởng đó là những thay đổi bình thường khi mang thai. Do đó, khi gặp những dấu hiệu dưới đây, mẹ không được chủ quan mà nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác.

Một số triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai có thể kể đến như:

  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu

  • Đau lưng, đau bụng và đau xương chậu

  • Buồn nôn, nôn ói rất giống tình trạng ốm nghén

  • Run người, nóng sốt

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai Đau lưng, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu mẹ bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ bầu

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

  • Viêm đường tiết niệu thể nặng nhất có thể dẫn đến viêm thận, bể thận cấp. Tình trạng này gây sốt cao, tim đập nhanh, mệt mỏi, nôn ói… có thể khiến bà bầu bị suy nhược dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí gây sinh non, thai chết trong tử cung vô cùng nguy hiểm.

  • Nếu trong quá tình mang thai, người mẹ bị viêm đường tiết niệu thì thai nhi có thể đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng sơ sinh, thậm chí là thai chết lưu hoặc sinh non.

Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai như thế nào?

Ngoài những triệu chứng và dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, để xác định rõ hơn về tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất, các bác sĩ có thể yêu cầu chị em thực hiện xét nghiệm nước tiểu để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp này thường được thực hiện khi sản phụ đang mang thai trong 3 tháng đầu. 

Sau khi có kết quả, nếu xác định được thai phụ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mẫu vi khuẩn sẽ được nuôi cấy, sau đó thử với kháng sinh để tìm ra loại thuốc phù hợp.

Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là việc làm vô cùng cần thiết. Vì vi khuẩn là tác nhân chủ yếu gây bệnh, chính vì thế, sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, do một số loại thuốc có thể có chứa thành phần gây hại cho thai nhi, nên mẹ bầu cần cân nhắc và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc. 

Một số loại thuốc kê đơn có thể sử dụng cho thai phụ bao gồm amoxicillin, erythromycin và penicillin. Nếu đáp ứng thuốc, mẹ bầu có thể khỏi bệnh sau khoảng 3 ngày. 

nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai 3 Hãy uống thuốc và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa trị bệnh hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra mẫu nước tiểu trong những đợt khám thai để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Ngoài ra, mẹ hãy uống các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Điều này không chỉ giúp chữa trị mà còn hỗ trợ phòng bệnh rất hiệu quả.

Đặc biệt, hãy lưu ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể và các cơ quan tiết niệu mỗi ngày để không cho vi khuẩn cơ hội sinh sôi, phát triển.

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai 

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai, hãy thực hiện những biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín để giảm thiểu tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

  • Hạn chế những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn cần tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.

  • Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang

    sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.
  • Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bằng vải cotton có thể thoải mái hơn.

  • Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.

Khi có các biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám chuyên khoa Thận tiết niệu để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi để giúp mẹ an tâm điều trị.

nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai 4 Uống nhiều nước và nước trái cây là cách phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai ở đâu?

Tại Hà Nội, chuyên khoa Thận tiết niệu BV Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về thận tiết niệu uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải – 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu BV Bạch Mai

  • Đáp ứng được trọn gói quy trình chẩn đoán và điều trị các bệnh cấp tính, mạn tính về thận tiết niệu

  • Trải nghiệm không gian thăm khám và điều trị tiêu chuẩn bệnh viện – khách sạn 5*:

+ Không gian bệnh viện rộng thoáng, hạn chế chờ đợi

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất

+ Phòng lưu viện tiện nghi, sạch sẽ, thoải mái

+ Khám tất cả các ngày trong tuần, không phụ phí

+ Miễn phí buffet sau khám tại nhà hàng ngay trong bệnh viện

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay