Nhầm lẫn tai hại về chửa ngoài tử cung

Nhầm lẫn tai hại về chửa ngoài tử cung

15-11-2013
Sống khỏe

Chửa ngoài tử cung: Bị ra máu khi mới có bầu, chị Liên (Thanh Xuân, Hà Nội) được bác sĩ phán bị sẩy thai và tiến hành thủ thuật hút. Vài hôm sau, chị đau bụng dữ dội, chảy máu vùng kín ồ ạt và phải nhập viện cấp cứu vì vỡ thai ngoài tử cung.

Chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau lần 'chết hụt' mới đây, chị Liên, 35 tuổi, kể, vợ chồng chị đã có một con 8 tuổi và đang muốn sinh tiếp. Vài tuần trước, thử que lên hai vạch nhưng lại thấy vùng kín ra máu, chị Liên tìm đến một phòng khám tư nhân ở Phố Viện 103 (Hà Đông, Hà Nội) thì bác sĩ kết luận thai được 6 tuần tuổi nhưng đã sẩy và làm thủ thuật hút.

Sau khi hút thai, thấy vùng kín vẫn ra dịch hồng và đau bụng nhiều, chị Liên gọi điện đến phòng khám thì được trả lời đó là hiện tượng bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cơn đau ngày càng dữ dội nên chị đã tới gặp bác sĩ để kiểm tra lại. Tại đây, người đã hút thai lần trước dẫn chị đến phòng siêu âm và khẳng định tử cung của chị hoàn toàn bình thường, chỉ sót chút dịch hồng và tiến hành hút lại lần hai cho sạch sẽ. Trở về nhà vài giờ sau, chị Liên rơi vào tình trạng hôn mê do đau bụng dữ dội và chảy máu vùng kín ồ ạt nên được chồng đưa đến Bệnh viện Xây Dựng gần nhà.

Kết quả khám và siêu âm tại viện này cho thấy, chị chửa ngoài tử cung và khối thai đã vỡ, máu đầy ổ bụng. Các bác sĩ đã lập tức mổ cấp cứu cho chị Liên. Họ nói, "chỉ cần tôi tới muộn 15 phút thì không cứu được tính mạng nữa", chị Liên kể.

Bị đau bụng và ra máu sau hút thai, bác sĩ vẫn không xác định được chị Liên bị chửa ngoài tử cung nên tiến hành thủ thuật hút lại và cho đơn thuốc này. Theo bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Thường, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội), chửa ngoài tử cung là một hiện tượng thai nghén bất thường nhưng lại dễ bị bỏ sót vì không có biểu hiện gì đặc trưng ban đầu ngoài ra máu ở âm đạo, đau bụng dưới. Đây cũng là dấu hiệu của một số biến chứng khác khi có thai như động thai, dọa xảy thai...

chửa ngoài tử cung Mang thai ngoài tử cung

Trường hợp khác về chửa ngoài tử cung

Trường hợp một bệnh nhân 27 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội, đến khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc vài tháng trước là một điển hình. Bị ra máu và đau bụng dữ dội, chị Thoa đi khám vì nghĩ mình bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Khi khám và siêu âm, bác sĩ không phát hiện ra bất thường gì ở người phụ nữ này.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, bà dùng tay khám kỹ hơn phần bụng dưới và thấy có 'dấu hiệu lạ' nên yêu cầu bệnh nhân thử thai, dù chị này kiên quyết mình không thể có bầu vì vẫn uống thuốc tránh thai. Sau khi que thử thai cho kết quả dương tính, chị Thoa được chẩn đoán chửa ngoài tử cung và đã được chuyển tới mổ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thường, vì chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm, nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong, nên khi có dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài tử cung, bác sĩ không thể dễ dàng bỏ qua và phải theo dõi sát sao bệnh nhân.

'Trong trường hợp của chị Liên, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân chờ thêm hoặc vẫn tiến hành hút thai làm sạch tử cung, nhưng phải tư vấn kỹ về những khả năng có thể xảy ra, trong đó có chửa ngoài dạ con, và yêu cầu người bệnh tự theo dõi, nếu thấy đau bụng dưới, chảy máu âm đạo phải tái khám ngay để được xử lý kịp thời', bác sỹ Thường nói.

Bác sỹ Thường cho biết, một số trường hợp hút thai quá sớm, khi hình ảnh siêu âm mới nhìn thấy túi thai, mà chưa xác định được túi noãn hoàng, cũng có thể bỏ sót có thai ngoài tử cung.'Túi thai chứa đầy nước ối. Nếu thấy túi ối mà chưa thấy noãn hoàng - một thành phần của phôi thai - thì có thể là do thai chưa đi vào buồng tử cung, hoặc đó là túi giả - dấu hiệu của chửa ngoài tử cung hoặc thai đã chết', bà giải thích. Bác sĩ nhấn mạnh, chỉ khi chắc chắn siêu âm có túi noãn hoàng trong túi ối mới có thể phá thai, dù bằng thuốc hay bất cứ thủ thuật nào.

'Chị em khi thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường như đau bụng, ra máu, trễ kinh... thì cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác. Không ít trường hợp chửa ngoài tử cung lại nhầm là đến chu kỳ, bị rong kinh, sẩy thai... dẫn đến không xử lý kịp và gặp phải các biến chứng nguy hiểm', bác sĩ khuyến cáo.

Chửa ngoài tử cung là một bất thường thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của mẹ và em bé. Với những mẹ chửa ngoài tử cung, một trong những biện pháp quan trọng nhất là phẫu thuật bỏ thai càng sớm càng tốt, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng màng bụng.

Theo dõi thêm fanpage: Lớp học tiền sản BV Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay