Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

Cảnh báo 8 nguyên nhân gây cặn thận dẫn đến sỏi thận

Sỏi thận được hình thành do cặn thận. Vậy nguyên nhân gây cặn thận là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với 8 nguyên nhân gây cặn thận và cách giúp thận luôn khỏe mạnh.

Cặn thận là gì? Dấu hiệu của cặn thận

Cặn thận là những sạn nhỏ, chất cặn, chất thải tồn đọng trong thận hoặc những khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng lại. Khi cặn thận ứ đọng quá nhiều thì nguy cơ hình thành sỏi thận rất cao. Sỏi hình thành trong thận, đường tiết niệu lâu dần sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

nguyên nhân gây cặn thận

Cặn thận là nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận

Những dấu hiệu nhận biết có cặn trong thận như:

  • Nước tiểu có mùi
  • Nước tiểu có màu đục
  • Đau bụng
  • Đổ mồ hôi

8 nguyên nhân gây cặn thận

Uống quá ít nước

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể của chúng ta. 70% cơ thể là nước. Nước tham gia vào hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hoạt động của hệ tiết niệu. Các cặn chất dư thừa trong nước tiểu sẽ được thận bài tiết sau đó đẩy xuống bàng quang và đưa ra ngoài cơ thể.

Do vậy, uống ít nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh cặn thận. Thói quen uống ít nước dẫn đến lượng nước trong cơ thể không đủ để tuần hoàn thận. Vì vậy chức năng lọc của thận suy giảm khiến nước tiểu đặc chứa nồng độ ion muối khoáng cao, dễ tích tụ tạo thành sỏi.

Việc uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khiến cho thể tích nước tiểu giảm, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại, từ đó hình thành sỏi thận. 

Thường xuyên nhịn tiểu

Nhịn tiểu cũng là một trong những nguyên nhân gây cặn thận. Khi nhịn tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng tại bàng quang tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, đồng thời tích tụ cặn chất khoáng dẫn đến hình thành sỏi.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn không hợp lý, dung nạp nhiều muối, protein, thực phẩm chứa nhiều oxalat và prutin, ăn nhiều đồ dầu mỡ,… cũng là nguyên nhân gây cặn thận.

Ăn nhiều thịt động vật, hải sản dẫn đến việc tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, có thể gây lắng đọng tạo nên sỏi uric. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều thịt làm cho pH nước tiểu giảm, dẫn đến việc tăng đào thải ion calci, giảm hấp thu citrate gây ra cặn thận và sỏi thận.

Ngoài ra, việc sử dụng nhiều các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… hay các loại nước uống có ga cũng dễ gây hình thành cặn trong thận.

nguyên nhân gây cặn thận

Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, chứa nhiều oxalat và prutin,… là nguyên nhân gây cặn thận và béo phì

Thừa cân, béo phì

Lối sống ít vận động, béo phì tạo điều kiện cho các tinh thể không được hòa tan, lắng đọng tạo thành sỏi.

Theo những nghiên cứu đánh giá mới đây cho thấy những người bị thừa cân béo phì có khả năng dễ mắc cặn thận cao hơn những người có cân nặng tiêu chuẩn.

Sử dụng tùy tiện các loại thuốc

Việc lạm dụng một số loại kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây cặn thận như các thuốc kháng sinh cephalosporin, penicilin… và các loại thuốc nhuận tràng. 

Việc bổ sung vitamin C và calci không đúng cách, cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành cặn thận.

Tình trạng này nếu kéo dài thì khả năng cặn thận biến chứng thành sỏi rất cao. Tốt hơn hết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng.

nguyên nhân gây cặn thận

Lạm dụng các loại thuốc trong thời gian dài dẫn đến cặn thận

Thói quen nhịn bữa sáng

Không ít người có thói quen không ăn sáng. Đây là một sai lầm. Bởi sau 1 đêm dài, cơ thể chúng ta rất cần được dung nạp chất để có năng lượng hoạt động cả ngày.

Thói quen này có nguy cơ dẫn đến việc tích tụ dịch mật trong túi mật và đường ruột, cholesteron từ mật tiết ra dẫn đến cặn thận và hình thành sỏi thận.

Hậu quả của các bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác cũng có khả năng gây cặn thận dẫn đến biến chứng sỏi thận như:

  • Cơ thể có dị tật bẩm sinh về đường tiết niệu gây tắc nghẽn.
  • Bị chấn thương nằm một chỗ cũng là yếu tố gây bệnh.
  • Các trường hợp mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường, bệnh gout, túi thừa trong bàng quang, viêm đường tiết niệu lâu ngày và tái lại nhiều lần… cũng tạo môi trường thuận lợi để hình thành sỏi thận.

Một số nguyên nhân khác

Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nếu trong gia đình có người bị sỏi thận thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên cùng huyết thống cao hơn bình thường.

Hoặc do thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục không thường xuyên cũng làm nhiễm trùng đường sinh dục và tiết niệu dẫn đến nguy cơ mắc sỏi thận cao.

Từ những nguyên nhân nêu trên, để phòng tránh cặn thận thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tạo cho mình một lối sống khoa học lành mạnh là rất quan trọng. Sau đây là 1 số cách giúp thận luôn khỏe mà bạn có thể tham khảo.

Cách giúp thận luôn khỏe

  • Hãy tạo cho mình thói quen uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước để tăng lọc các chất cặn trong thận, ngăn hình thành sỏi. Bạn có thể đổi vị bằng việc uống nước các loại quả có múi như nước cam, nước chanh,… cũng rất tốt cho cơ thể.
  • Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để điều trị và phòng ngừa cặn thận như: Lúa mạch, gạo lứt, yến mạch… và các loại trái, củ quả khác.
  • Sử dụng hàm lượng vừa đủ protein từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa…. Ngoài ra hãy bổ sung protein thực vật như gạo, ngô, đâu tương… để hạn chế sự hình thành cặn thận.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao phù hợp để tránh các bệnh lý như thừa cân, béo phì, mỡ máu,…

nguyên nhân gây cặn thận

Uống nhiều nước giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa cặn thận

Ngoài ra, để cặn thận không còn là nỗi lo ngại, bạn nên hạn chế một số điều sau:

  • Tránh ăn mặn gây dư thừa muối dễ lắng đọng tạo sỏi và khiến thận phải làm việc quá tải.
  • Hạn chế những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, hay sô-cô-la,… Những chất này có thể gây ra lắng đọng sỏi nếu thận của bạn đã từng có bệnh lý sỏi thận lúc trước.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu oxalate như rau cần tây, củ cải, rau bina, gan, các loại đậu,… làm tăng khả năng gây cặn thận.
  • Nên bổ sung vitamin C đúng cách và đúng liệu lượng vì chuyển hóa vitamin C tạo ra oxalate là một thành phần tạo sỏi.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì nó làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, huyết áp và mỡ máu; giảm chức năng trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể.

Bệnh cặn thận có thể không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời, lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh sỏi thận. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra thận có nhiều cặn chất tích tụ, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để có phương pháp điều trị sớm và triệt để.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Bài viết liên quan