Chị em sinh con muộn có ưu điểm là đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ cũng như kinh tế ổn định. Lúc này, người phụ nữ có điều kiện, hiểu biết để chăm sóc con chu đáo hơn các bà mẹ trẻ. Có trường hợp sinh con muộn nhưng cả mẹ và con đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng, phụ nữ sinh con muộn có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại với cả người mẹ và thai nhi.
Phụ nữ tuổi cao sẽ gặp phải những tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra các biến chứng trước và trong khi mang thai, bao gồm:
Số lượng trứng suy giảm
Nữ giới sẽ có một số lượng trứng nhất định, ở độ tuổi dậy thì sẽ có khoảng 400.000 trứng và mỗi lần rụng trứng sẽ giải phóng một trứng vào khoảng 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt, do đó số lượng trứng sẽ giảm dần theo độ tuổi.
Vì vậy, khi phụ nữ có tuổi sẽ càng ngày càng ít trứng và chất lượng trứng cũng bị suy giảm, không dễ dàng để thụ tinh được với tinh trùng của nam giới khiến việc mang thai trở nên khó khăn và cần có sự can thiệp của phương pháp điều trị sinh sản.
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Đây là tình trạng rối loạn khả năng dung nạp đường huyết dẫn đến lượng đường huyết tăng cao quá mức quy định trong thời gian mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé như:
Huyết áp cao (tăng huyết áp)
Huyết áp cao là khi lực máu đập vào thành mạch máu quá cao, chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/80mm Hg.
Phụ nữ bị huyết áp cao trong thai kỳ sẽ kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:
Nguy cơ bị huyết áp cao trong thai kỳ cao hơn ở những mẹ bầu mang thai muộn
Tiền sản giật
Tình trạng này có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc ngay sau khi mang thai. Đó là khi một phụ nữ mang thai bị huyết áp cao và có dấu hiệu tổn thương gan, thận, chảy máu, thậm chí thai bị suy thai, thai nhi chết trong tử cung. Mang thai sau 40 tuổi sẽ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn so với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Tiền sản giật sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể:
Có thể bạn quan tâm:
Sinh non
Đây là khi em bé của bạn chào đời quá sớm, trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với những em bé sinh ra đúng giờ, kéo theo hàng loạt các biến chứng như:
Nhẹ cân
Nguy cơ làm tăng tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân bao gồm việc mang đa thai (sinh đôi, sinh ba trở lên), độ tuổi người mẹ. Phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hơn phụ nữ trẻ
Phụ nữ tuổi cao mang thai sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân
Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh là tình trạng khiếm khuyết di truyền hoặc thể chất ở thai nhi ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh nở và trẻ sau sinh.
Dị tật bẩm sinh thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể, đồng thời gây ra các vấn đề về sức khỏe tổng thể, cách cơ thể phát triển hoặc cách cơ thể hoạt động. Phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng sinh con bị dị tật hơn phụ nữ trẻ tuổi.
Có thể phân loại các dạng dị tật bẩm sinh theo cấu trúc chức năng và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Sinh mổ
Tuổi của thai phụ cao rất có thể sẽ gặp khó khăn khi sinh thường, thai phụ cần cân nhắc cẩn thận và thảo luận với bác sĩ phụ trách phẫu thuật để tránh rủi ro và biến chứng không mong muốn.
Sảy thai, thai chết lưu
Sảy thai là tình trạng thai bị mất trước tuần 20 của thai kỳ, sau tuần 20 được gọi là thai chết lưu. Phụ nữ ở độ tuổi 35 – 45 tuổi sẽ có nguy cơ sảy thai từ 20 – 35%.
Bởi vì phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh, nếu mang thai sau độ tuổi 35 sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm trước khi sinh để xem em bé có nguy cơ không.
Phụ nữ sinh muộn sẽ phải làm một số xét nghiệm nhất định để loại bỏ nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé
Trước và trong khi mang thai sau tuổi 35, các chị em cũng cần lưu ý những điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:
Trước khi mang thai
Cần kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định mang thai để chắc chắn rằng bạn có một sức khỏe tốt cho thai kỳ sắp tới. Khi kiểm tra, hãy nói chuyện với bác sĩ về tiền sử sức khỏe của gia đình bạn, lịch sử tiêm chủng và loại thuốc bạn đang dùng.
Đồng thời hãy nhận điều trị cho bất kỳ tình trạng sức khỏe mà bạn đang mắc phải như bệnh tiểu đường, huyết áp cao và trầm cảm.
Uống vitamin tổng hợp với 400 microgam axit folic mỗi ngày. Axit folic là một loại vitamin mà mọi tế bào trong cơ thể bạn cần cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Uống axit folic trước và trong khi mang thai sớm có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống
Bạn sẽ có khả năng gặp vấn đề về sức khỏe khi mang thai nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân. Để có được cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai, hãy ăn thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất mỗi ngày
Không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, luôn giữ cho tình thần thoải mái, tránh stress nặng nề.
Thai phụ sau tuổi 35 cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để có thai kỳ khỏe mạnh
Trong khi mang thai
Nên kiểm tra sức khỏe thai kỳ đều đặn, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước khi sinh và tiêm phòng cẩn thận để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi mang thai.
Số lượng cân nặng để tăng trong thai kỳ phụ thuộc vào số cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Hỏi ý kiến bác sĩ về số cân nặng hợp lý đồng thời ăn thực phẩm lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả
Mẹ bầu không nên để tinh thần quá mệt mỏi, căng thẳng trong thai kỳ, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/