Nguy hiểm khi nằm than sau sinh

Nguy hiểm khi nằm than sau sinh

09-03-2021

Từ rất lâu ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam phổ biến tập tục cho sản phụ nằm than sau sinh vào mùa đông để giữ ấm cơ thể trong điều kiện thiếu thốn. Việc nằm than sau sinh gây ra không ít tranh cãi cho rằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé.

Tập tục nằm than sau sinh xuất phát từ đâu?

Phụ nữ thường mất khá nhiều máu và làm cơ thể bị yếu, dễ cảm thấy lạnh hơn bình thường. Thời xưa, các sản phụ thường được cho ở cữ riêng biệt trong 1 căn chòi, chái nhà hoặc nhà cất tạm bằng tre nứa hay nhà tranh vách đất nên thường bị gió lùa gây cảm giác rét buốt khi vào mùa đông lạnh giá, lúc này rất cần đốt một ít than để sưởi ấm. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh thiếu thốn làm sản dịch bốc mùi khó chịu nên việc vệ sinh thân thể và giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh là cần thiết để giảm mùi. 

Đối với trẻ sơ sinh, nằm than sau sinh cùng mẹ còn giúp giữ ấm cho cơ thể bé trong thời tiết mùa đông thiếu thốn về quần áo, chăn màn.

Tác dụng của biện pháp nằm than sau sinh

Nằm than sau sinh Nằm than được dân gian truyền lại giúp giữ ấm cho phụ nữ sau sinh

Hiện nay vẫn không ít gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn mà vẫn giữ tập tục nằm than sau sinh. Theo quan niệm dân gian, nằm than nên kéo dài trong cả 3 tháng ở cữ vì biện pháp này có thể mang lại tác dụng:

  • Hỗ trợ hoạt huyết cho sản phụ: Phụ nữ thường mất nhiều máu khi trải qua ca sinh nên cần nằm than để giữ ấm cơ thể, máu huyết lưu thông tốt hơn.

  • Nằm than sau sinh giúp sản phụ nhanh hồi phục, bé nhanh cứng cáp

  • Giảm những triệu chứng hậu sản: Phụ nữ sau sinh nằm than, hơ lửa, kiêng ra gió, kiêng đụng nước, kiêng vận động… sau này sẽ không bị đau nhức mình mẩy, không són tiểu sau sinh.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc giữ ấm cơ thể sau sinh bằng biện pháp đốt than có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi có những dấu hiệu bất thường, mẹ hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. 

Nằm than sau sinh có nguy hiểm không?

Việc nằm than sau sinh thực chất chỉ là tập tục theo kinh nghiệm dân gian. Trên thực tế, theo y học hiện đại thì việc nằm than sau sinh khiến cả mẹ và bé đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:

Gây ngạt thở

Đốt cháy than sẽ tạo ra ra khí CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon đioxit). Đây là hai loại khí độc có nguy cơ dẫn đến ngạt thở, gây tử vong nếu mẹ và bé hít phải. Trong trường hợp nhẹ vẫn gây ảnh hưởng lên đường hô hấp, gây viêm phổi. 

Tăng nguy cơ gây bỏng cho mẹ và bé

Thông thường bếp than sẽ được đặt dưới gầm giường hoặc gần chỗ nằm để giữ ấm tốt hơn. Trong trường hợp không may va phải hoặc bất cẩn trong lúc thay than có thể khiến cho cả mẹ và bé có nguy cơ cao bị bỏng.

Nằm than sau sinh Nhưng theo ý kiến chuyên gia, việc nằm than sau sinh rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Sốc nhiệt

Nhiệt độ tỏa ra từ bếp than không ổn định, lúc nóng hừng hực, lúc lại tắt ngấm khi không trông chừng. Về đêm, khi cả gia đình say giấc, than tắt có thể làm cho nhiệt độ thay đổi quá mức, làm mẹ dễ bị sốc nhiệt. Thêm vào đó, hơi nóng quá mức từ bếp than có thể làm cả sản phụ và em bé bị khô da và mệt mỏi do hít phải khí than.

Thiếu vệ sinh khi nằm than sau sinh

Trong môi trường sinh sống quá nóng nếu nằm than sau sinh sẽ khiến mẹ và bé đổ mồ hôi, tro than bám vào cơ thể nhưng lại phải kiêng tắm rửa trong thời gian ở cữ. Điều này có thể khiến hai mẹ con gặp phải các vấn đề về da như rôm sảy, hăm, ngứa ngáy. Tình trạng này kéo dài thường dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Nguy cơ gây hỏa hoạn, cháy nổ

Nằm than sau sinh còn rất dễ dẫn đến hỏa hoạn. Lửa từ lò than bén vào màn, chăn, giường gây cháy, bỏng, thậm chí tử vong do không dập lửa được kịp thời.

Biện pháp an toàn giúp giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh

Cuộc sống hiện nay được tiếp cận với sự tiến bộ khoa học, đầy đủ đời sống vật chất nên có nhiều cách giữ ấm cho cơ thể mẹ và bé sau sinh. Những biện pháp giữ ấm khoa học có thể bảo đảm an toàn và tiện lợi hơn so với nằm than sau sinh:

Mặc ấm

Điều cần làm đầu tiên để giả cảm gác rét buốt trong mùa đông là mẹ nên mặc ấm. Mẹ và bé cần chuẩn bị trang phục đầy đủ để giữ ấm vào mùa đông: Áo ấm, khăn choàng cổ, tất, mang bao tay, mũ và nằm trong phòng kín gió. Cần chú ý tùy vào khí hậu và thời tiết mà các mẹ lựa chọn quần áo cho phù hợp.

Các chuyên gia khuyên mẹ nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì 1 lớp áo dày. Các lớp áo mỏng sẽ giúp mẹ giữ nhiệt tốt hơn. Trong những ngày thời tiết không quá lạnh, mẹ có thể mặc áo giữ nhiệt cho thoải mái. 

Dùng thiết bị sưởi

Trong mùa đông, đặc biệt vào những ngày rét buốt, mẹ bầu nên sử dụng bếp sưởi mặc máy sưởi để làm ấm phòng. Nếu sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá, mẹ có thể thay thế nằm than sau sinh bằng việc sử dụng các thiết bị sưởi an toàn hơn như đèn tỏa nhiệt và lưu ý về mức nhiệt tránh quá nóng.

Nằm than sau sinh Mẹ nên sử dụng thiết bị sưởi để giữ ấm thay vì nằm than

Ăn đủ chất, uống đủ nước

Cơ thể mẹ bị lạnh sau sinh một phần là vì mất sức. Vì vậy, để giữ ấm cơ thể và có sữa cho con bú, mẹ cần đảm bảo ăn uống đầy đủ, đặc biệt cần nạp những chất dinh dưỡng cần thiết. Sau sinh, mẹ có thể thoải mái ăn uống, tránh kiêng khem quá mức đẫn đến suy nhược. Mẹ có thể ăn thêm nhiều hoa quả để có thêm vitamin và khoáng chất. 

Trong mùa lạnh nhiều mẹ có xu hướng uống ít nước. Điều này có thể làm mẹ dễ bị mất sức sau khi cho bé bú. Vì vậy, sản phụ cần đảm bảo uống 8 ly nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống nước ấm. 

Massage sau sinh

Phụ nữ sau sinh để giữ ấm cơ thể có thể dùng rượu ngâm gừng nghệ hoặc ngâm riêng rẽ từng thứ để massage sau sinh. Mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng bầu vú để kích sữa về nhanh hơn.

Giữ vệ sinh cá nhân

Phụ nữ sau sinh cần tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín vì đây là nơi dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Tắm gội bằng nước tắm ấm có pha rượu gừng, dầu chàm hoặc các sản phẩm xông là biện pháp làm ấm cơ thể tương đối tốt.

Lưu ý: Sau khi gội đầu cần dùng máy sấy hoặc khăn mềm để lau khô tóc nhanh, tránh cảm lạnh.

Tránh nằm một chỗ

Theo các bác sĩ sản khoa, việc vận động sớm sau sinh (đi bộ chậm rãi) giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt. Từ đó giúp làm ấm cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông thông tốt hơn, quá trình phục hồi sau sinh diễn ra nhanh hơn, vết thương mau lành, tránh táo bón.

Việc nằm than sau sinh thực tế chỉ phù hợp khi cuộc sống còn lạc hậu vì việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nên không được lạm dụng. Các mẹ sau sinh hãy lựa chọn các biện pháp làm ấm cơ thể an toàn hơn cho bản thân và em bé nhé.

Theo dõi thêm fanpage Lớp học tiền sản BV Hồng Ngọc để cập nhật thêm những thông tin bổ ích.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay