Ngộ độc thực phẩm khi ăn 5 món ăn này

Ngộ độc thực phẩm khi ăn 5 món ăn này

27-02-2020
Sống khỏe

Có những món ăn khá phổ biến và tưởng chừng như hoàn toàn vô hại nhưng chúng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mặc dù vậy, bất chấp sự nguy hiểm đó, đa số những món ăn này đều được ưa chuộng ở các quốc gia vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng chúng mang lại.

Hàu 

Trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất do Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ khuyến cáo, hàu có thứ hạng khá cao về nguy cơ gây ra đột quỵ. Hai mầm bệnh thủ phạm chính chứa trong hàu là Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Mặc dù vậy, hàu luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai mê hải sản.

ngộ độc

Nấm dễ gây ngộ độc

Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày ở hầu khắp các quốc gia. Một số loại nấm lành thông dụng như nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm… Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho người được. Triệu chứng ngộ độc nấm thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Một số loại nấm độc có thể khiến người ăn tử vong hay sau khi sử dụng.

Do đó, bạn tuyệt đối không nên thử những loại nấm lạ trong rừng khi đi dã ngoại. Cách phổ biến nhất để phân biệt nấm độc chính là bằng mắt thường bởi đa số các loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như vàng, trắng, xanh oliu, tím, đỏ cam… có cuống mập mạp.

ngộ độc

Cá ngừ

Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.

Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methyl mercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.

Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt. Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.

ngộ độc

Cá nóc

Fugu (tiếng Nhật: dùng để chỉ những món ăn làm từ cá nóc) có chứa một loại chất độc cực mạnh có tên là tetrodotoxin có thể gây ra suy hô hấp và tử vong cho người dùng. Chất độc này chủ yếu nằm ở buồng trứng, gan, ruột của con cá và chỉ cần một giọt nhỏ cũng có thể gây chết người.

Ở nhiều quốc gia như Việt Nam, người dân được khuyến cáo không nên ăn loại cá này vì nguy cơ ngộ độc cao.  Mặc dù vậy, ở Nhật, người ta vẫn ăn cá nóc nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Chỉ những đầu bếp đã đủ điều kiện, được đào tạo bài bản và trải qua kỳ thi sát hạch nghiêm ngặt mới được chế biến loại cá kịch độc này để tránh tai nạn chết người do cá nóc gây ra.

Fugu được dùng cho món sashimi và chirinabe. Phần gan cá ngon nhất nhưng cũng là độc nhất nên việc chế biến bộ phận này trong các nhà hàng bị cấm ở Nhật từ năm 1984. Mặc dù vậy, fugu vẫn là một trong những món ăn được ưa chuộng và nổi tiếng nhất của ẩm thực xứ phù tang.

ngộ độc

Sannakji (Bạch tuộc sống)

Món ăn này “sát hại” trung bình 6 người mỗi năm ở Hàn Quốc, và chắc chắc khiến rất nhiều người phải nhập viện nhưng Sannakji, món bạch tuộc sống, vẫn khiến nhiều người mê mệt. Đây là một món ăn tươi sống độc đáo ở Hàn Quốc. Món này bao gồm một con bạch tuộc còn sống nhưng được cắt ra làm nhiều lát nhỏ và dùng trực tiếp, không qua chế biến và được ăn cùng dầu mè.

Những chiếc xúc tu của con bạch tuộc sẽ liên tục cựa quậy trên đĩa khiến nhiều thực khách không khỏi hoảng sợ. Nguy hiểm hơn, các xúc tu này có thể khiến bạn bị nghẹt thở, thậm chí tử vong nếu không nhai kỹ, để chúng ‘ngo ngoe’, chẹn ngang cổ họng của bạn. Giải pháp an toàn nhất chính là nhai 100 lần trước khi nuốt và không nên nói chuyện khi miệng còn đầy những miếng sannakji còn sống.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay