Món ăn - bài thuốc dành cho người mỡ máu

Món ăn - bài thuốc dành cho người mỡ máu

15-11-2013
Sống khỏe
Mỡ máu là chỉ một loại hoặc nhiều loại thành phần chất béo trong máu như cholesterol hoặc triglycerit hoặc cả hai tăng cao quá mức bình thường. Chỉ số bình thường của cholesterol trong máu từ 2,82 - 5,17mmol/lit, bình thường của triglycerit trong máu từ 0,23-1,24mmol/lit.
 
Nó phát sinh hoặc do ăn quá nhiều chất béo, do sự tổng hợp trong cơ thể quá nhiều, hoặc do sự tiêu trừ của tổ chức ngoại vi giảm yếu. Bệnh có thể nguyên phát bẩm sinh hoặc do các bệnh khác dẫn tới.
Đông y cho rằng chứng bệnh này là do việc trao đổi vận hóa phân bố nước bọt và mồ hôi khác thường, sinh ra đờm đục trong cơ thể, làm trở ngại sự vận hành, sinh ra và biến đổi của khí huyết.
Chức năng của ngũ tạng có sự mất mát, lách mất đi sự vận động của nó, thận mất đi sự biến đổi, gan mất đi sự sơ thông, phổi mất đi sự phân bố, tim mất đi vai trò chủ trì.
Nên nói chứng bệnh này thuộc gốc hư ngọn thực, phép trị có thể dùng phương pháp tiêu đờm, tiết đục, vận động kiện toàn, bổ thận, mềm gan hoạt huyết... trong đó việc kết hợp chữa trị bằng ăn uống rất quan trọng.

Nguyên tắc ăn uống cho người mỡ máu

  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các loại thịt nạc, thịt thỏ, thịt dê..., ăn nhiều đậu và các chế phẩm từ đậu.
  • Không ăn mỡ động vật và nội tạng mà thay bằng dầu thực vật.
  • Thay đổi cách chế biến các món ăn như tăng cường hấp, luộc, ninh, nhúng, chao, hầm; không dùng phương pháp chế biến rán, hun, quay, nướng...
  • Giảm ăn hoặc kiêng ăn đồ ngọt.
    mỡ máu Đậu và các chế phẩm từ đậu rất tốt cho việc chống mỡ máu

Món cháo thuốc phòng trị mỡ máu

Cháo hải đới đậu xanh: Hải đới tươi hoặc hải đới ngâm nở 100g, đậu xanh 50g, nước 500ml nấu cháo ngày ăn 1-2 bát, dùng cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, đờm nhiệt nhiều.
Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi thành cháo. Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên ăn thường xuyên.
Cháo cà rốt gạo tẻ: Cà rốt tươi 2 củ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn vào hai buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài có lợi chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực người cao tuổi. Những người mắc bệnh đái tháo đường dùng bài thuốc này rất tốt.
Cháo gạo tẻ lá sen: Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Bài thuốc này chữa bệnh tăng huyết áp, mỡ máu nhiều, chứng bệnh mùa hè cảm nóng, đầu óc choáng váng quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ rất có hiệu quả, có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ.
Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người mỡ máu cao kèm tăng huyết áp, bệnh van tim.

Lấy phần cuộng dưới rau cần khoảng 20 gốc cả rễ, khoảng 500ml nước, sắc còn 200ml nước đầu uống hết, cũng như vậy sắc nước thứ hai. Uống lúc đói là tốt nhất. Dùng cho người mỡ máu cao nhất là cholesterol máu cao, gan dương huyết cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.

mỡ máu Cháo đậu xanh là món ăn thanh mát, bổ dưỡng

Một số loại nước uống phòng trị mỡ máu

Nước sơn trà pha đường: Mỗi lần dùng 15-30g sơn tra đã phơi khô. Sau khi sơn trà đã sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường uống thay nước chè hàng ngày, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu.

mỡ máu Sơn trà có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu

Hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 30g, linh chi 15g, hổ trượng 30g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g hãm với nước sôi uống thay chè.  Uống lâu dài có thể giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp..., có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, tiêu phù nề.
Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, thích ăn cao lương mĩ vị và có kèm tăng huyết áp, gan dương quá mức bình thường.
Vỏ lạc khô 50-100g rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang, dùng cho người mỡ máu cao.
Sơn trà 25g, ngân hoa 25g, cúc hoa 25g nấu nước uống thay nước chè, có tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ máu.

** Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay