Làm sao biết con bị tự kỷ?

Làm sao biết con bị tự kỷ?

15-11-2013
Sống khỏe

Chứng tự kỷ ở trẻ em không còn xa lạ đối với hầu hết các phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không có khái niệm rõ ràng về nó. Vậy để nhanh chóng phát hiện bệnh nhằm đưa ra cách xử lý kịp thời, cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện điển hình của tự kỷ.

Dấu hiệu cảnh báo tự kỷ dưới 1 tuổi

Dạng bé “hiền”: cứ ăn rồi ngủ, đặt đâu nằm đó ít quấy khóc hoặc ê a. Ở dạng này, mẹ lại rất hay tự hào về bé vì cho rằng mới sinh ra mà bé đã rất “biết điều”, biết thương mẹ! Bé hầu như không đòi hỏi sự tương tác của người lớn.

Dạng bé “quậy”:

- Khóc vô cớ bất kể ngày đêm, không tìm ra lý do, không ai dỗ nổi (không phải khóc dạ đề). Khi khóc, rất thảm thiết, hay ưỡn người ra xa mẹ. 

- Ít ngủ, khó dỗ ngủ hoặc không ngủ, ngủ không sâu. Hay trân mình, gồng người như thể vươn vai hay bị mỏi.

- Phản xạ nhai kém hoặc không co, ăn thì hay nuốt trọng.

- Hiếm hoặc không có nụ cười “bà mụ dạy”. Dù còn nhỏ nhưng có vẻ mặt ưu tư xa vắng như ông cụ non.

- 8 - 9 tháng vẫn không biết lạ. Ít chơi đồ chơi.

- Đến 1 tuổi vẫn không biết chỉ trỏ, không bi bô bập bẹ.

tự kỷ Trẻ chậm nói có thể do nguyên nhân tâm lý

Dấu hiệu bệnh tự kỷ từ 1 tuổi trở đi

- Ăn vạ thường xuyên, có vẻ là một bé “khó ưa”.

- Không muốn kết bạn, hầu như không tương tác với xung quanh.

- Ít hồi đáp khi nghe gọi tên, giao lưu bằng mắt rất kém.

- Các hoạt động có xu hướng bất biến (xem hoài những băng đĩa chương trình quen thuộc, “nghiện” một số món đồ dùng, bắt đi theo lộ trình quen thuộc, món ăn quen thuộc…).

- Khả năng tập trung chú ý rất kém hoặc không có.

- Rất kén ăn, khó ăn. Hoặc có những bé còn rất nhỏ nhưng lại ăn những thứ rất “người lớn” như: hành tỏi sống, muối ớt, uống nước mắm… Ăn đầy đủ nhưng vẫn suy dinh dưỡng hoặc ăn đúng chế độ chuẩn nhưng vẫn béo phì.

- Đi rất ít té hoặc không hề té dù mới biết đi (mẹ cũng rất hay tự hào về điều này). Chạy nhiều, đi ít, đi nhón chân, đi không biết đánh tay đòng đưa.

- Hành vi khác lạ khi trẻ tự kỳ: hay xoay đồ vật (bánh xe đồ chơi, viết, lược...) hoặc tự xoay tròn. Tự hành hạ hoặc hành hạ người thân (túm tóc, cào cấu, cắn, đánh). Không biết nguy hiểm. Hay nói nhảm với nhiều âm nhưng vô nghĩa.

tự kỷ

Khó gội đầu cắt tóc, khó cắt móng tay móng chân. Hay chui vào góc nhà hoặc tìm chỗ vắng ngồi chơi một mình. Khó huấn luyện đi vệ sinh. Hay vẩy tay, ấn mắt, nhìn nghiêng, liếc…

- Rất hay rối loạn tiêu hóa không lý do: hơn 60% trẻ tự kỷ bị táo bón kinh niên, cá biệt có bé liên tục bị tiêu chảy vô cớ. Hay bị viêm hô hấp trên (viêm tai - mũi - họng, viêm amidal…) với tần suất rất cao (có bé viêm nhiễm…  úng lịch!). Hay sốt, thậm chí sốt định kỳ! Bác sĩ không tìm ra nguyên nhân thông qua xét nghiệm máu.

- Thở khó khi ngủ, có bé nửa đêm thức giấc thở dốc.

- Ngôn ngữ: không có, mất dần hoặc không hoàn chỉnh. Thể hiện: không nói được từ đơn khi đã 16 tháng (từ có 1 chữ); không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi (từ có 2 chữ); nói khó, ghét nói; đã nói được, nói giỏi nhưng bỗng nhiên mất dần ngôn ngữ: nói ngày càng ít đi, và cuối cùng không chịu nói nữa, thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 tháng đến khoảng gần 4 tuổi; nói suôn sẻ, nhưng không đúng ngữ cảnh (nội dung không liên quan đến hoàn cảnh – môi trường xung quanh).

Tùy theo tình trạng bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng, những triệu chứng nêu trên sẽ tăng từ ít tới nhiều. Nhưng nếu chỉ “vướng” vào một trong những biểu hiện đã nêu trên, thì bé cũng đã trở thành một bệnh nhân tự kỷ, vì đây là những triệu chứng cực kỳ điển hình. 

Nếu bé xuất hiện phải đến 35% các triệu chứng kể trên thì bé đã mắc bệnh ở mức trung bình, nghĩa là không có khả năng tự hồi phục.

Đây là chứng bệnh do rối loạn chức năng não bộ, nên những bé thiếu tháng, nhẹ cân, mẹ quá stress khi mang thai hoặc gặp tai biến thai sản (nhiễm trùng ối, ít ối, đa ối, xuất huyết, dọa sinh non, sản giật…) hoặc tai biến trong khi sinh (ngợp, tím tái, ra đời muộn hơn 6 tiếng sau khi vỡ ối, sinh hút hoặc dùng y cụ lôi bé ra thiếu thận trọng, sử dụng các loại thuốc mê cho mẹ…) sẽ là “miếng mồi ngon” cho chứng bệnh rất dễ mắc nhưng cực kỳ khó chữa này.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay