Làm cách nào để loại bỏ bớt lông cho bé?

Làm cách nào để loại bỏ bớt lông cho bé?

27-02-2020

Loại bỏ bớt lông cho bé khi bé có nhiều lông trên cơ thể có cần thiết hay không? phương pháp dân gian có hiệu quả không? Hãy nghe chuyên gia giải đáp.

Câu hỏi

Chào bác sĩ, mong bác sĩ giải đáp cháu một vấn đề.

Con gái cháu từ khi mới sinh ra cơ thể đã có rất nhiều lông ở vai, lưng, tay và chân, nhất là ở vùng trán.

Cháu thường tắm cho con bằng nước ấm pha chút muối, hoặc nước nấu từ quả mướp đắng và kỳ mạnh vì nghe nói làm như thế lông trên người bé sẽ rụng bớt đi.

Nhưng đến nay bé đã gần 10 tháng tuổi mà lông vẫn không giảm bao nhiêu, thậm chí nếu nhìn kỹ còn thấy cả ria mép của bé.

Có phải nguyên nhân gây nhiều lông là do khi có bầu cháu ăn nhiều trứng quá không?

Cháu nghe nói, dùng lá cây thị nấu nước tắm cho bé sẽ loại bỏ bớt lông cho bé

phải không ạ? Cháu mong bác sĩ giải đáp giúp, cháu cảm ơn!

(Q.N - Long Biên, Hà Nội)

loại bớt lông cho bé Hiện tượng  lông ở trẻ sơ sinh

Có thể bạn quan tâm:

Rau muống trị nóng nhiệt cho trẻ nhỏ

Bắt bệnh qua lông mi

Chữa rôm sẩy cho trẻ bằng thanh long

Giải đáp cách loại bỏ bớt lông cho bé

Mến chào Q.N,

Làm sao để loại bỏ những vùng có lông tơ mọc không đúng chỗ này một cách an toàn? Đó là nỗi băn khoăn của các bà mẹ khi thấy con mình có quá nhiều lông tơ.

Lớp lông ở lưng của bé được gọi là lông tơ, lớp lông này bắt đầu mọc từ 3 tháng cuối của thai kỳ, lúc thai nhi còn trong bụng mẹ, hầu hết trẻ sơ sinh sau sinh ra đều có lớp lông tơ rất mịn này, thường thấy ở lưng, vai, tai và trán.

Bình thường lớp lông tơ này sẽ rụng đi trong vòng 5 tuần đầu sau sinh, tuy nhiên ở một số trẻ, lớp lông tơ này vẫn tiếp tục thêm vài tháng hoặc lâu hơn. Đến khi bé tròn 1 tuổi, phần lớn lớp lông tơ này sẽ rụng hết, một số ít vẫn phải sống chung với lớp lông tơ này đến khi trẻ được 2 – 3 tuổi.

Bé mới 10 tháng nên bạn không phải lo lắng , lớp lông này có được là do ảnh hưởng từ cha mẹ, chứ không phải do bạn ăn nhiều trứng.

Ngoài ra, việc tắm cho bé rụng lông tơ theo dân gian có đề cập đến là lá cỏ mực, nhọ nồi, lá đậu ván, lá cây thị...bạn có thể thử áp dụng. Tuy nhiên, khi tắm cho bé bằng các loại lá cần chủ ý:

  • Rửa sạch lá tránh để lá bẩn hoặc dính sâu có thể gây hại cho làn da non nớt, nhạy cảm của bé;

  • Nấu nước lá sôi kỹ, sau đó khi dùng thì lọc lấy nước sạch, không để lẫn lá hoặc các các vật lạ làm hại da bé;

  • Không nên kỳ cọ mạnh vì làn da bé còn rất non, việc co xát mạnh sẽ làm bé đau hoặc tổn hại đến da;

  • Nên thử nước tắm bằng cách bôi thử một chút nước lá lên mu bàn tay bé để 15 phút, nếu bé không có hiện tượng dị ứng mới tắm toàn thân;

Nhấn mạnh với bạn là yếu tố di truyền của cha mẹ mới là quan trọng nên con gái bạn cũng sẽ được thừa hưởng gen này từ cha mẹ. Lớp lông này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì vậy, bạn đừng quá coi trọng việc loại bỏ nó nhé.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay