Mẹ bầu nhiễm ký sinh trùng toxoplasma có lây cho thai nhi?

Mẹ bầu nhiễm ký sinh trùng toxoplasma có lây cho thai nhi?

03-07-2020

Ký sinh trùng Toxoplasma có thể truyền từ mẹ sang con và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, làm tổn thương hệ thống miễn dịch của bé.

Ký sinh trùng Toxoplasma là gì?

Toxoplasma là động vật ký sinh ở những động vật máu nóng như mèo, chim… Chúng xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu thông qua đường tiêu hóa và gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan của cơ thể, trong đó, dễ bị tổn thương nhất là não và hệ cơ. Chính vì vậy, nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma hết sức nguy hiểm.

Ký sinh trùng Toxoplasma có chu trình phát triển gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn sinh sản khi Toxoplasma đang ký sinh trên cơ thể mèo hoặc chim

- Giai đoạn vô tính có thể xảy ra ở các động vật máu nóng, bao gồm cả con người.

Ký sinh trùng Toxoplasma có thể ký sinh ở nhiều động vật nhưng mèo được coi là vật chủ chính. Toxoplasma thường tồn tại trong ruột mèo và theo phân của mèo đi ra ngoài môi trường.

Con người nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma chủ yếu qua đường tiêu hóa và tấn công hầu hết các cơ quan. Theo thống kê, có khoảng ⅓ dân số thế giới bị ít nhất một lần phơi nhiễm với ký sinh trùng này trong đời.

Triệu chứng bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma ở mẹ bầu thường không có triệu chứng đặc trưng, thậm chí không có những biểu hiện gì ra bên ngoài. Tuy nhiên, một số người nhiễm bệnh có thể gặp các dấu hiệu dưới đây:

- Nhức đầu

- Nhức mỏi cơ

- Sưng hạch bạch huyết

- Sốt nhẹ

- Đau họng

- Mệt mỏi, mất sức

Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường nên thai phụ dễ chủ quan khó phát hiện. Các triệu chứng này có thể phát triển theo 2 chiều hướng khác nhau:

  • Bệnh không tiến triển, các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất

  • Ký sinh trùng nhân lên ngày càng nhiều và gây nhiều biểu hiện tại các cơ quan như mắt, não, tim… Mẹ bầu bị suy giảm miễn dịch thường dễ bị đau mắt.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương hướng điều trị hợp lý. Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Con đường lây nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma

Ký sinh trùng Toxoplasma sống và sinh sản trong ruột mèo. Theo thời gian, trứng nang sẽ theo phân của mèo đi ra ngoài môi trường. Khi bạn tiếp xúc với đất, nước hoặc thực phẩm có chứa nang trứng/ thoa trùng có nguy cơ nhiễm Toxoplasma.

Con người có thể nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma thông qua một vài con đường như:

- Ăn thịt tái, sống hoặc thức ăn chưa được nấu chín, nhất là thịt lợn và thịt cừu. Những động vật này có thể ăn rau hoặc tiếp xúc với đất có chứa nang trứng Toxoplasma, từ đó dẫn tới nhiễm ký dinh trùng tự nhiên.

- Ăn trái cây hoặc rau xanh chưa được rửa sạch

- Mẹ nhiễm Toxoplasma truyền cho thai nhi

- Tiếp xúc với đất hoặc nước có chứa nang trứng Toxoplasma

Ký sinh trùng Toxoplasma Ký sinh trùng Toxoplasma khi vào cơ thể mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi

Ký sinh trùng Toxoplasma từ mẹ truyền sang con như thế nào?

Người mẹ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma thì nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi là rất cao. Con đường lây nhiễm chủ yếu thông qua nhau thai. Bé có thể bị nhiễm khi còn ở trong tử cung của mẹ hoặc bị nhiễm trong quá trình sinh qua đường âm đạo.

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ký sinh trùng Toxoplasma có thể lây truyền qua sữa mẹ. Đa số bệnh chỉ truyền sang con khi người mẹ bị nhiễm lần đầu lúc mang thai, rất hiếm trường hợp đứa con thứ 2 bị nhiễm bệnh.

Theo nghiên cứu, hầu hết những mẹ mắc bệnh trong 6 tháng trước thai kỳ đều có nguy cơ làm trẻ bị phơi nhiễm ký sinh trùng trong tử cung. Y học cũng đã ghi nhận một vài trường hợp thai chết lưu do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. 

Mẹ bầu nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có nguy hiểm không?

Với người khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt, ký sinh trùng Toxoplasma không có gì nguy hiểm vì hệ miễn dịch có thể chống lại sự tấn công của Toxoplasma và người bệnh dù nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng gì đáng lo ngại. Một vài người nhiễm bệnh sẽ bị nổi hạch ở cổ hoặc gáy nhưng hạch sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tuần.

Tuy nhiên, ký sinh trùng Toxoplasma đối với mẹ bầu lại hết sức nguy hiểm. Nếu mẹ bầu bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong khoảng 6 tháng trước khi mang thai thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi rất cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều trẻ không bị nhiễm bệnh hoặc bị nhiễm nhưng không có triệu chứng.

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ: khoảng 15% thai nhi bị lây nhiễm từ mẹ

  • Tam cá nguyệt thứ hai: khoảng 30% trẻ bị nhiễm ký sinh trùng qua nhau thai

  • vào 3 tháng cuối thai kỳ: tỷ lệ trẻ mắc bệnh do trẻ nhiễm ký dinh trùng là 60%.

Bên cạnh đó, không ít trường hợp nhiễm Toxoplasma sẽ khiến thai nhi bị nhiễm trùng bẩm sinh và có nguy cơ gặp phải các vấn đề về mắt, tim, não, rối loạn máu và chậm phát triển. Thậm chí, có nhiều trường hợp thai nhi bị chết lưu do nhiễm bệnh. Thời điểm nhiễm càng sớm thì bệnh sẽ càng nặng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể làm trẻ bị suy giảm thính lực Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể làm trẻ bị suy giảm thính lực

Nếu trường hợp mẹ bị nhiễm Toxoplasma nhưng sinh ra em bé khỏe mạnh bình thường, không có biểu hiện gì thì mẹ cũng cần theo dõi sự phát triển của bé vì có thể những triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn này. Phát hiện sớm để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời giúp bé yêu phát triển toàn diện.

Chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma

Chẩn đoán bệnh sớm là biện pháp bảo vệ thai nhi tối ưu để tránh nguy cơ biến chứng khi mẹ bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý này gồm:

Xét nghiệm thai kỳ

Nếu bác sĩ nghi ngờ mẹ bầu bị nhiễm trùng thì sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể đối với ký sinh trùng. Trường hợp xét nghiệm dương tính, mẹ bầu cũng cần được xác định lại bằng một xét nghiệm ở phòng xét nghiệm chuyên về chẩn đoán bệnh nhiễm Toxoplasma. 

Sau hai lần xét nghiệm sẽ giúp khẳng định chính xác mẹ có bị nhiễm bệnh hay không để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Xét nghiệm cho thai nhi

Nếu mẹ bầu được xác định nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm xem thai nhi có bị nhiễm hay không bằng các phương pháp:

- Chọc ối: Thủ thuật này được thực hiện sau tuần thứ 15 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ dùng cây kim nhỏ để hút một ít dịch ối rồi làm xét nghiệm dịch để kiểm tra. Chọc ối có thể gây các biểu hiện phụ như đau bụng, kích ứng nơi chọc kim, rỉ ối… nên mẹ bầu cần được tư vấn trước khi thực hiện, tránh lo lắng quá.

- Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo nên hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Siêu âm không chẩn đoán chính xác được thai nhi có nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma hay không như nó cho thấy một số dấu hiệu của thai nhi như não úng thủy (tụ dịch trong não). Cách tốt nhất, sau khi em bé được sinh ra, cần làm xét nghiệm máu và theo dõi suốt 12 tháng đầu đời để chắc chắn bé yêu khỏe mạnh.

Ký sinh trùng Toxoplasma Siêu âm giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thai nhi

Phương pháp điều trị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma

Với người khỏe mạnh, dù bị nhiễm Toxoplasma nhưng không có biểu hiện ra bên ngoài thì không cần phải điều trị. Bệnh sẽ tự biến mất sau một thời gian. Hoặc nếu cần thì có thể dùng thuốc kháng sinh với liều lượng phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nếu nhiễm Toxoplasma sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi. Tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để vừa bảo vệ mẹ vừa không để ảnh hưởng đến thai nhi. 

Với trường hợp thai nhi đã bị nhiễm Toxoplasma và bệnh diễn tiến nặng, gây úng não thủy hoặc các vấn đề về não, mắt… bác sĩ có thể sẽ phải đề nghị mẹ đình chỉ thai.

Biện pháp phòng tránh nhiễm Toxoplasma hiệu quả

Ký sinh trùng Toxoplasma Mèo là vật chủ chính của Toxoplasma nên mẹ cần hạn chế tiếp xúc với mèo

Bất kỳ bệnh nào cũng cần phòng tránh để không bị nhiễm, nhất là đối với bà bầu vì lúc này bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mỗi mình mẹ mà còn đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai nhi.

Để phòng tránh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, mẹ bầu nên:

- Hạn chế tiếp xúc với mèo

- Ăn chín uống sôi, đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát

- Không ăn trứng sống

- Rửa sạch rau, quả trước khi ăn

- Nếu nhà đang nuôi mèo, người nhà nên tắm rửa cho mèo sạch sẽ, dọn phân và cát cho mèo mỗi ngày. Khi tiếp xúc với mèo cần rửa tay sạch với xà phòng và nước sát khuẩn

- Đặc biệt, mẹ bầu cần khám thai định kỳ đúng lịch để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe. Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào mẹ cần đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay