8 vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai

8 vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai

28-02-2020

Việc thăm khám và tư vấn sức khỏe trước thời kỳ mang thai là một việc hết sức quan trọng, điều đó đảm bảo cho bạn sinh em bé được khỏe mạnh. Và đây là 7 vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai mà bạn không thể bỏ qua.

Tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe trước mang thai

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo người mẹ khỏe mạnh khi mang thai;

Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ có thể phát hiện tình trạng sức khỏe bất thường có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé;

Nếu gia đình người mẹ có những bệnh sử đặc biệt, người mẹ cũng cần được kiểm tra để xác định có hay không khả năng di truyền;

Đặc biệt, với những bà mẹ đã từng sảy thai, thai lưu, sinh non, có em bé dị tật bẩm sinh nhất thiết phải được kiểm tra sức khỏe trước sinh để đảm bảo một thai kỳ mới khỏe mạnh, an toàn.

 width= Kiểm tra sức khỏe trước mang thai là vô cùng quan trọng

Hệ thống sinh sản

Bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống sinh sản để phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm trichomonas, nhiễm trùng Chlamydia mycoplasma như viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị cách bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh sớm.

Chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV và được chẩn đoán các bệnh phụ khoa trước khi quyết định có thai.

Chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh về gan (chẳng hạn như viêm gan B…) đối với thai nhi. Có thể làm nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu.

Vì vậy, chị em nên tiến hành kiểm tra chức năng gan trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai.

Liên hệ hotline

0919 645 271

hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký thai sản và sinh con trọn gói cùng các bác sĩ Sản Phụ khoa giàu kinh nghiệm:

Sức khỏe răng miệng

80% thai phụ mắc bệnh răng miệng có thể lây cho con. Đây là kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Không chỉ vậy, bệnh về răng miệng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu sinh non. Chính vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên thường xuyên đi khám nha khoa theo định kì.

Nếu bạn có ý định sinh em bé, trong 6 tháng trước khi mang thai cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để phòng trừ các tác hại không đáng có liên quan đến bệnh răng miệng.

Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa bệnh phát triển.

 width= Kiểm tra răng miệng trước khi mang thai là việc làm cần thiết

Kiểm tra nội tiết phụ khoa

Nội tiết phụ khoa bao gồm nang nội tiết tố, hormone luteinizing… Trước khi có ý định mang thai bạn có thể kiểm tra các yếu tố này bất cứ lúc nào. Mục đích của việc này giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư buồng trứng ở người phụ nữ mà chị em bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn các chị em khác.

Xét nghiệm virus gây bệnh rubella

60-70% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi virus gây bệnh rubella. Nếu thai phụ mắc bệnh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại kiểm tra sức khỏe này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai.

Xét nghiệm nước tiểu giúp bạn phát hiện nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.

mang thai Phụ nữ trước khi mang thai xét nghiệm nước tiểu để phát hiện các nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tình dục

Bất thường nhiễm sắc thể

Cách phổ biến kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là kiểm tra máu tĩnh mạch. Xét nghiệm này thích hợp cho cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền. Nó cần được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang em bé.

Cần làm gì trước khi mang thai?

Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện nếu bạn đang cố gắng thụ thai:

Uống 0,4 mg axit folic mỗi ngày

  • Axit folic, tự nhiên có trong các loại rau lá xanh hay viên uống tổng hợp;

  • Axit folic đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định

  • Các chuyên gia khuyên: ngoài chế độ ăn uống tốt, bạn nên uống vitamin tổng hợp với axit folic hàng ngày trong ba tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong suốt thai kỳ.

Tránh thuốc và rượu

Bạn nên ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc  nào, mà cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc bạn có nên tiếp tục dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược bổ sung nào khác không;

Rượu cồn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi và có hại cho sức khỏe của mẹ bầu.

Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá

  • Hút thuốc có thể làm cho việc mang thai khó khăn hơn và nó gây ra rủi ro cho thai nhi. Khói thuốc lá cũng gây ra tác hại tương tự. Do đó, trước hay trong khi mang thai đều cần tránh xa.

mang thai Tránh xa khói thuốc lá trước và trong thời kỳ mang thai

Ăn uống tốt và tập thể dục

  • Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm tăng rủi ro khi mang thai;

  • một số thực phẩm cần tránh trước và trong khi mang thai bao gồm: một số loại cá, chẳng hạn như cá kiếm, cá thu vua và cá mập, vì chúng có thể chứa thủy ngân có thể gây ra vấn đề trong thai kỳ;

  • Phát triển thói quen tập thể dục tốt và phù hợp có lợi cho thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai

  • Thực hiện các mũi tiêm sởi, thủy đậu, rubella, cúm, uốn ván trước khi mang thai ít nhất 4 tháng để tránh nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai gây dị tật thai nhi;

  • Tham khảo trung tâm tiêm chủng

    để được hướng dẫn cụ thể về lịch tiêm phòng.

Chuẩn bị tâm lý và tài chính

Sinh con cần một sự chuẩn bị lớn về tâm lý cũng như tài chính để tránh trầm cảm hay thiếu thốn, mệt mỏi trong quá trình nuôi con. Việc này cần sự đồng lòng của người bạn đời cũng như sự giúp đỡ của người thân xung quanh. Đừng ngại ngần chia sẻ nếu bạn cần đến sự giúp đỡ./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay