Thay khớp gối nhân tạo là gì? Lưu ý sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Thay khớp gối nhân tạo là gì? Lưu ý sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

26-12-2023
Sống khỏe

Sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng sớm và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh lành thương, sớm phục hồi khả năng đi lại bình thường.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là gì?

Thay khớp gối nhân tạo là phẫu thuật bỏ bỏ bề mặt sụn khớp bị hư hỏng, cắt gọt các đầu khớp tạo hình xương xoay quanh các trục chuyển động của khớp gối rồi thay thế bằng khớp gối nhân tạo, với cấu trúc và chức năng tương ứng như khớp thật. Khớp gối nhân tạo được cấu tạo từ nhiều loại vật liệu như Titanium, nhựa sinh học… và thiết kế giống khớp tự nhiên giúp vận động trơn tru, cân bằng hai chân, cho dáng đi tự nhiên, phục hồi biến dạng vẹo lớp, lệch trục trước đó.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo được chia thành 2 loại:

  • Thay khớp gối nhân tạo toàn phần: Áp dụng với các trường hợp khớp gối hư hỏng hoàn toàn, cần thay toàn bộ cấu trúc đầu dưới xương đùi, đầu trên mâm chày và xương bánh chè.

  • Thay khớp gối nhân tạo bán phần: Thay một ngăn của khớp gối (ngăn ngoài hoặc ngăn trong) giữ lại tối đa phần xương chưa hư hỏng, còn khả năng vận động tốt.

Tùy vào mức độ tổn thương cấu trúc, khả năng vận động, bệnh lý nền… của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ hội chẩn và đưa ra chỉ định thay khớp gối nhân tạo phù hợp.

khớp gối nhân tạo Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo loại bỏ khớp hư hại và thay bằng khớp nhân tạo có cấu trúc và chức năng tương ứng.

Khi nào cần phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo thường được chỉ định cho người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối… giai đoạn muộn, khi sụn khớp bị bào mòn gần hết theo thời gian, hẹp khe khớp, dính khớp; các trường hợp chấn thương khiến sụn khớp bị vỡ kết hợp với những yếu tố sau:

  • Đau nhức khớp gối dai dẳng, kéo dài nhiều năm; đau nhiều hoặc đau không thể lên xuống cầu thang, đau ảnh hưởng đến giấc ngủ và các sinh hoạt trong cuộc sống;

  • Gập duỗi gối khó khăn hoặc chỉ co duỗi được ở mức độ nhất định;

  • Đứng lên ngồi xuống khó khăn, không thể đi xa, đi lại phải có hỗ trợ của nạng, gậy chống hoặc không thể đi lại;

  • Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy khớp gối hoại tử, mất cân đối giữa hai chân, lệch trục chi, vẹo gối…;

  • Đã điều trị bảo tồn bằng nhiều phương pháp như uống thuốc, tiêm chất nhờn, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm corticoid… nhưng đáp ứng hạn chế hoặc không đáp ứng.

khớp gối nhân tạo Thay khớp gối nhân tạo được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh lý khớp gối hoặc chấn thương vỡ sụn khớp.

Các lưu ý sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, người bệnh sẽ cần nằm viện vài ngày để bác sĩ theo dõi vết thương và tình trạng sức khỏe. Sau đó, sự hỗ trợ của người thân là rất cần thiết trong suốt quá trình phục hồi lại khả năng vận động. Một số điều cần lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối:

  • Tập phục hồi chức năng ngay sau phẫu thuật nhằm tăng sức mạnh cơ, cải thiện tuần hoàn, tránh teo cơ, cứng khớp, cải thiện vận động… theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên;

  • Không quỳ gối, ngồi xổm, tập luyện quá sức hoặc dồn nhiều lực vào bên chân phẫu thuật;

  • Giữ sàn nhà luôn khô ráo, hạn chế dùng thảm, sắp xếp dây điện không nằm ở lối đi để tránh vấp ngã;

  • Khi đi tắm cần băng kín vết mổ bằng loại băng không thấm nước để tránh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến vết mổ;

  • Nên ngồi trên ghế có tay vịn hỗ trợ đứng lên ngồi xuống an toàn, giảm tải lực dồn lên khớp gối phẫu thuật;

  • Uống thuốc và thay băng gạc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế;

  • Theo dõi vết thương. Nếu gặp trường hợp vết mổ chảy máu, chảy dịch, tấy đỏ, nhức, thay đổi màu sắc… cần báo ngay cho bác sĩ để khắc phục kịp thời;

  • Không bỏ nạng hoặc khung tập đi nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng;

  • Xây dựng chế độ ăn uống với đa dạng thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin D… cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp vết thương mau lành, phòng ngừa táo bón;

  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra mức độ lành thương, khả năng vận động của khớp gối nhân tạo sau khi đưa vào cơ thể.

khớp gối nhân tạo Sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, bệnh nhân cần phục hồi chức năng sớm.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo tại Hồng Ngọc

Tháng 09/2023, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vượt qua các tiêu chí đánh giá khắt khe, trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam tiếp nhận chuyển giao phương pháp “Thay khớp gối không cắt gân cơ” của Giáo sư Hiranaka Takafumi - Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật khớp, Bệnh viện Takatsuki, Nhật Bản. Đây là kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo gióng trục động học hiện đại với đường mổ ít xâm lấn, đặc biệt không cắt bỏ gân cơ giúp bảo toàn chức năng vận động, hạn chế mất máu, đảm bảo thẩm mỹ và ngăn nguy cơ trật khớp, lệch trục, vẹo gối cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

  • BVĐK Hồng Ngọc đạt tiêu chuẩn toàn cầu về phẫu thuật ngoại khoa, được chứng nhận bởi Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng Gia Anh (RCS).

  • Đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản về chấn thương chỉnh hình tại Châu u, Pháp, Nhật, Úc,…, liên tục cập nhật phương pháp, kỹ thuật mới giúp phẫu thuật ít xâm lấn, nhanh lành thương.

  • Ứng dụng mô hình gây mê - giảm đau trước, trong và sau mổ an toàn, tránh tai biến, kết hợp phác đồ phục hồi chức năng chuyên sâu giúp tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa teo cơ cứng khớp sau mổ.

  • Hệ thống dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng đảm bảo can thiệp chính xác, hệ thống phòng mổ vô khuẩn tuyệt đối, an toàn, tránh nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

  • Người bệnh đến thăm khám và điều trị sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; áp dụng BHYT và bảo lãnh bảo nhanh chóng.

Khớp gối nhân tạo BVĐK Hồng Ngọc ứng dụng phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo không cắt gân cơ.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu về phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0912002131 hoặc 0949646556.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay