Khi nào nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Khi nào nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Hỏi: Tôi muốn biết tôi đã có chồng và có quan hệ tình dục rồi thì có thể chích ngừa ung thư cổ tử cung được không, tôi năm nay 23 tuổi. Lúc trước tôi cũng bị ngứa âm đạo, nhưng ở phía ngoài, sau đó tôi dùng dung dịch vệ sinh thì thấy hết ngứa, nhưng chất nhờn có màu trắng đục, đặc sánh hơn trước, vậy có phải tôi đã mắc bệnh hay không, và cách điều trị như thế nào? (My Liên)

Trả lời:

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng 2 cách: khám tầm soát định kỳ và tiêm vacxin để phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung.

Khám tầm soát bằng xét nghiệm thực hiện nhanh, đơn giản, không gây đau, để kịp thời phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này không ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung gây ra do nhiễm HPV.

Việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ được chủng ngừa kết hợp với khám tầm soát định kỳ.

HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 – 40 type HPV liên quan đến các tổn thương ở đường sinh dục. Đặc biệt, nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung, âm hộ và âm đạo.

tiêm phòng ung thư cổ tử cung Tiêm vacxin HPV là cách ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

Vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV type 16, 18. Đây là hai type dễ gây ung thư cổ tử cung nhất. Ngoài ra, còn có loại văcxin phòng ngừa mụn cóc sinh dục do HPV type 6, 11 gây ra.

HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục.

Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ:

- Tiêm ngừa HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 – 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới:

- Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.

Lưu ý: Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây bệnh ung thư cổ tử cung ngoài việc bị nhiễm HPV.

Lịch tiêm mỗi người là ba mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau hai tháng, mũi thứ ba nhắc lại sau sáu tháng. Lưu ý, trong thời gian mang thai không tiêm ngừa.

Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa. Ngoài ra, để trả lời câu hỏi của bạn: Bạn có bị viêm nhiễm phần phụ hay không thì bạn cần phải đi khám, các Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay