Khi nào cần phải dùng loperamid?

Khi nào cần phải dùng loperamid?

15-11-2013
Sống khỏe

Một trong các biểu hiện điển hình của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy. Biểu hiện này được cụ thể hoá bằng các dấu hiệu như đi ngoài phân lỏng, số lần đi ngoài tăng lên. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn điện giải, mất nước, thậm chí tử vong. Vậy dùng thuốc cầm tiêu chảy trong ngộ độc thực phẩm vào giai đoạn nào của bệnh?

Loperamid - Một thuốc cầm tiêu chảy

Loperamid, một thuốc điển hình có tác dụng cầm tiêu chảy trên lâm sàng. Đây là một dẫn xuất tổng hợp của piperidin, chất đồng vận của opioit lên hệ thống thần kinh của ruột.

Với cơ chế này, loperamid là thuốc có tác dụng ức chế cơ dọc của thành ruột nên làm giảm nhu động ruột. Do đó mà người bệnh giảm số lần đi ngoài, giảm lượng nước trong phân.

Đồng thời, thuốc lại có tác dụng làm tăng trương lực cơ vòng, cơ thắt nên ngăn cản quá trình tống đẩy các thức ăn ra ngoài.

Hiệu năng điều trị đạt được ngay ở liều thông thường. Chỉ với liều điều trị đầu tiên, người bệnh đã bớt đi ngoài, bụng không còn bị kích thích, phần nào kiểm soát được sự tiêu chảy của mình mà không lâm vào tình trạng không hãm nổi.

Với sự tác động vào trung tâm tạo ra các phản ứng co thắt ruột gây ra tiêu chảy, thuốc được cho là có tác dụng tốt với mọi thể bệnh.

Loperamid Loperamid

Những chú ý khi dùng Loperamid

Những ưu thế nói trên khó có thể che lấp những nhược điểm của thuốc, nhất là dùng thuốc khi bị rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm mà điều trị nhiều lần, sử dụng quá liều, sử dụng quá gần nhau.

Nhược điểm đáng ngại nhất là chướng bụng. Chướng bụng là do nhu động ruột giảm, thức ăn chậm lưu thông.

Khi quá mức thì chướng bụng có thể gia tăng làm tắc ruột do liệt ruột. Mặc dù tác hại này là hãn hữu nhưng cũng cần thận trọng với trẻ em và người già.

Do tác dụng phụ gây chóng mặt, mệt mỏi nên nó cần được lưu tâm tới những người có rối loạn tiền đình. Những người mà có tổn thương một trong các cơ quan của hệ thống tiền đình thì sẽ bị nặng thêm các triệu chứng bởi thuốc này.

Đầy hơi chướng bụng Người dùng Loperamid gặp phải tình trạng chướng bụng

Vì thuốc được chuyển hoá qua gan nên nó là một thuốc không thích hợp với những người bị suy gan. Thuốc sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý, sẽ làm gia tăng các biểu hiện của suy gan đồng thời cũng tăng thêm các tác dụng phụ của thuốc. Trong các trường hợp bị viêm gan nặng, các trường hợp xơ gan thì không nên dùng thuốc này.

Ngoài ra, thuốc còn có thể gây dị ứng da, kích ứng, khô miệng. Một số có thể bị đau bụng hoặc đau dạ dày do thuốc. Rất hiếm thấy thuốc tác động lên thần kinh, một đặc điểm đặc trưng của các thuốc có nguồn gốc thuốc phiện.

Các báo cáo về tình trạng nhiễm độc thần kinh có đề cập nhưng đó là dùng ở liều cao trên động vật thực nghiệm và cơ chế vẫn chưa được làm rõ.

Trên trẻ em, thuốc có những tác hại nhất định cần lưu tâm. Đã có những báo cáo cho thấy, tình trạng hoại tử niêm mạc ruột do thuốc khi điều trị loperamid ở trẻ em.

Những đối tượng này đã bị liệt ruột do dùng thuốc liều lượng quá cao. Vì thế mà đây là cản trở chủ đạo của loperamid làm cho nó không được sử dụng ở trẻ em. Người ta không khuyên dùng thuốc này để cầm tiêu chảy ở trẻ dưới 1 tuổi.

Mặc dù chưa thấy bằng chứng rõ ràng về tác dụng gây quái thai của thuốc trên thai nhi nhưng điều mà người ta đã nhận thấy rõ là nó có thể làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh. Vì thế mà các bà mẹ cũng cần lưu ý và đơn thuốc dùng cho phụ nữ mang thai cũng cần được các bác sĩ cân nhắc.

Một điều cần biết ở đây là thuốc loperamid sử dụng trong điều trị ngộ độc thực phẩm chỉ là một thuốc điều trị triệu chứng mà không làm hết căn nguyên. Thế nên không bao giờ dùng loperamid một mình mà có thể khỏi được bệnh.

Loperamid Loperamid còn gây tác dụng phụ chóng mặt, đau đầu

Trong trường hợp dùng tới liều tối đa trong một ngày mà tình trạng tiêu chảy chưa cầm thì cần nghiên cứu lại nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị.

Đặc biệt, nếu nghi ngờ là có dấu hiệu của nhiễm khuẩn từ thức ăn như lỵ trực khuẩn thì cần tuyệt đối xem xét kỹ dùng loperamid vì sự chậm lại hoạt động của ruột có thể tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào máu. Loperamid trong các tình huống này gần như không được chỉ định.

Việc can thiệp sử dụng thuốc cầm tiêu chảy loperamid vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại. Nếu chúng ta dùng quá sớm thì mầm bệnh sẽ bị tích tụ lại. Nhưng nếu chúng ta dùng quá muộn thì tai hại đã xảy ra.

Vì thế tốt nhất là dùng khi xác định được mầm bệnh gây ngộ độc đã được thải bỏ gần hết. Nhưng đây là một điều không dễ dàng.

Việc sử dụng thuốc trên lâm sàng quan trọng hơn là căn cứ vào nguyên nhân gây ra, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và diễn biến bệnh. Nó sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng được coi là hệ trọng nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay