Các bệnh lý về tim mạch thường được so sánh như ” sát thủ vô hình” vì chúng thuộc nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao, tiến triển một cách âm thầm nhưng lại mang tính nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của những người đang mắc phải. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu ban đầu là cần thiết để có thể phát hiện sớm bệnh tim mạch. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về những triệu chứng cần kiểm tra tim mạch kịp thời.
Khó thở đột ngột; khó thở khi nằm, phải bật dậy để thở; khó thở về đêm; khó thở mỗi lúc gắng sức như sau khi tập thể dục, làm việc nặng… là những dấu hiệu bạn cần tới bệnh viện để khám tim mạch.
Nguyên nhân của tình trạng này là do xuất hiện cục máu đông trong mạch máu của phổi, gây tắc nghẽn và gây ra tình trạng thiếu oxy hoặc đang trải qua cơn đau tim hoặc trụy tim. Triệu chứng này đôi khi có thể không rõ ràng nhưng rất nguy hiểm đến tính mạng, khiến người bệnh phải cố gắng hít thở nhanh hơn để cố gắng cung cấp đủ lượng không khí.
Đau thắt ngực là một trong những dấu hiệu cần khám tim mạch nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác.
Ở bệnh lý tim mạch, ngoài đau tức ngực do viêm cơ tim thì nguyên nhân gây ra tình trạng này là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới oxy cho cơ tim. Đa phần các cơn đau thắt ngực sẽ thuyên giảm khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện (bệnh nhân dùng thuốc hay điều trị bằng các phương pháp can thiệp khác).
Cơn đau thắt ngực vùng tim có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tim mạch
Tuy nhiên, trên lâm sàng, cơn đau thắt ngực có thể ở mức độ nhẹ, thoáng qua và xảy ra bất chợt nên bệnh nhân khó nhận biết. Bên cạnh đó, nhiều người thấy có dấu hiệu đau tức ngực nhưng lại bỏ qua vì nghĩ rằng tình trạng này không quá nghiêm trọng.
Vì vậy, nếu thường xuyên đau thắt vùng ngực, tức ngực thì người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân, và bắt đầu điều trị ngay khi phát hiện bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Đánh trống ngực (hay tim đập mạnh) là tình trạng người bệnh có cảm giác tim đập thình thịch hoặc đập dồn dập trong lồng ngực. Điều này có thể xuất phát từ việc bệnh nhân đang hồi hộp, lo lắng, căng thẳng hoặc do vừa vận động cường độ mạnh.
Tuy nhiên, đánh trống ngực đôi khi là dấu hiệu cần đi khám tim mạch, vì rất có thể đó là biểu hiện của nhồi máu cơ tim hay loạn nhịp tim.
Đặc điểm của phù do tim mạch là phù tím, thường gặp nhất là phù chân, rõ nhất ở vùng mắt cá chân. Nếu phù do suy tim thường sẽ kèm theo dấu hiệu ứ đọng dịch ở tĩnh mạch cổ nổi, hay tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm.
Phù do tim mạch là phù tím, thường gặp nhất là phù chân, rõ nhất ở vùng mắt cá chân
Bệnh nhân cần phân biệt triệu chứng với phù chân suy tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc suy bạch mạch chân: Mức độ phù 2 chân chênh nhau, sáng ngủ dậy triệu chứng phù biến mất và có thể đã kèm tình trạng khập khiễng cách hồi.
Với cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da sẽ có màu hồng, chạm vào thấy ấm. Còn với các bệnh liên quan đến thiếu máu, thiếu oxy, thì da sẽ xanh tím tái. Bình thường màu sắc da và niêm mạc chỉ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân nhưng khi làm việc nặng thì triệu chứng tím tái xuất hiện toàn thân.
Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch khiến lưu thông máu bị hạn chế. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh cần phải đi khám tim mạch sớm để xác định bệnh.
Chóng mặt là một trong những dấu hiệu cần đi khám tim mạch sớm. Bệnh nhân thường chóng mặt vào buổi sáng do tụt huyết áp tư thế đứng. Tình trạng này có thể do bệnh lý trụy tim mạch, hoặc phản ứng phụ từ các loại thuốc điều trị bệnh lợi tiểu, huyết áp, đái tháo đường, bệnh Parkinson.
Chóng mặt vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc có ngất có thể là một trong những dấu hiệu cần đi khám tim mạch sớm
Tuy nhiên, chóng mặt cũng có thể là do rối loạn tiền đình ốc tai, dẫn đến mất cân bằng tư thế. Do vậy, bệnh nhân cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.
Khám tim mạch cần khám những gì? Các bước khám chuyên khoa tim mạch bao gồm:
Sau khi làm thủ tục với nhân viên lễ tân, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến phòng khám để tiếp xúc với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch trong cuộc họp ban đầu. Tại cuộc gặp này, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bằng cách đặt những câu hỏi quan trọng như:
– Bệnh nhân đã trải qua những triệu chứng gì và chúng xuất hiện từ thời điểm nào?
– Bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán nào trong cuộc khám trước đây?
– Việc điều trị từ trước đến giờ, có hiệu quả hay không
Từ các thông tin trên bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu về mức độ bệnh tật. Tiếp đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm chụp chiếu, xét nghiệm hoặc chỉ cần lấy thuốc điều trị nội khoa.
Sau khi hoàn tất khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm và chụp chiếu theo chỉ định của Bác sĩ. Các tùy chọn xét nghiệm và chụp chiếu có thể bao gồm một trong những loại sau đây:
– Chụp X-Quang tim phổi
– Siêu âm tim
– Thực hiện các xét nghiệm máu như huyết học, sinh hóa và đông máu…
Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh của người bệnh khi khám lâm sàng
Sau khi thực hiện xong chụp chiếu, xét nghiệm, người bệnh chờ đủ kết quả và mang đến phòng khám ban đầu, chờ bác sĩ chuyên khoa Tim mạch đọc kết quả.
Dựa theo khám lâm sàng và kết quả chụp chiếu, xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh tim hiện tại.
Khi có sẵn tất cả kết quả chụp chiếu và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị cho bệnh nhân. Thông thường, có ba phương án chính trong quá trình điều trị:
– Điều trị Nội khoa: Sử dụng thuốc để điều trị
– Điều trị ngoại khoa: Bao gồm các phẫu thuật như phẫu thuật tim mạch để sửa chữa các vấn đề liên qua đến tim, phẫu thuật sửa lỗi bẩm sinh ở tim, hoặc phẫu thuật cầu nối động mạch vành…
– Can thiệp tim mạch: Bao gồm việc đặt máy trợ tim, nòng bóng tim mạch, hoặc đặt stent vào các mạch vành…
– Nên mang theo kết quả khám, các phim chụp trong vòng 6 tháng, thuốc đang dùng (nếu có).
– Nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi đi khám với bác sĩ vì có thể cần thực hiện xét nghiệm máu.
– Nếu người bệnh đang điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tim: Tiếp tục điều trị theo đơn hàng ngày.
– Nếu người bệnh đang điều trị tiểu đường: Không nên sử dụng insulin qua đường uống hoặc tiêm vào buổi sáng trước khi đến khám.
– Không nên sử dụng chất kích thích như: Nước chè, cà phê, thuốc lá, rượu bia…
Bệnh tim mạch có tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống và đồng thời mang theo rất cao nguy cơ tử vong, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế những nguy cơ này nếu thăm khám từ sớm và điều trị kịp thời tại cơ sở uy tín và có chuyên môn cao về tim mạch. Vậy khám tim mạch Hà Nội ở đâu uy tín?
Nhằm giúp việc điều trị bệnh tim mạch của bệnh nhân được thuận lợi và hiệu quả, Bệnh viện Hồng Ngọc đã hợp tác với đội ngũ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân về tim mạch để tiến hành cuộc khám chữa bệnh.
Theo đó, khi khám tim mạch tại đây, khách hàng sẽ được khám cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu tại Mỹ, Pháp, Đức, Nhật… về siêu âm tim, siêu âm mạch máu, siêu âm tim thai, tim bẩm sinh, điều trị rối loạn nhịp tim, can thiệp mạch vành, mạch ngoại biên… Ngoài ra, gói khám tim mạch tại Hồng Ngọc cũng rất linh động, phù hợp với nhu cầu thăm khám và khả năng của nhiều người.
Khám tim mạch tại Hồng Ngọc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn
Các bác sĩ liên tục cập nhật những khuyến cáo, phương pháp mới nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Việc chẩn đoán bệnh dựa trên khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, đánh giá triệu chứng, chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Cùng với đó, mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về phác đồ điều trị, giảm gánh nặng kinh tế và tác dụng phụ không mong muốn.
Đặc biệt, phác đồ điều trị tim mạch cho mỗi người bệnh luôn được theo dõi sát, phối hợp liên chuyên khoa trong điều trị bệnh tim mạch trên bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền.
Để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tim mạch, bệnh viện cũng đầu tư trang thiết tân tiến nhập khẩu đồng bộ như: Máy siêu âm Voluson E8, hệ thống máy điện tim, Holter điện tim 24/48h, máy CT Revolution EVO và MRI Signa Creator 1.5 Tesla (GE Healthcare – Hoa Kỳ); Hệ thống xét nghiệm Abbott (Mỹ)…
Nhiều người quan tâm khám tim mạch giá bao nhiêu để dự phòng chi phí. Trên thực tế, chi phí khám tim mạch không phải ai cũng giống ai vì nó còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng những dịch vụ nào. Nếu chỉ thăm khám, siêu âm tim thì sẽ hết ít chi phí hơn việc thăm khám, siêu âm tim, đo holter điện tim, làm một vài xét nghiệm chẩn đoán khác…
Để biết cụ thể chi phí khám tim mạch hết bao nhiêu, bệnh nhân cần đến khám để được bác sĩ tư vấn nên thực hiện những kỹ thuật nào để phù hợp nhất với thể trạng và tình hình sức khỏe của bản thân.
Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Thông tin liên hệ:
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 616
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác