Khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu

Khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu

11-06-2020

Ra mồ hôi trộm ở bà bầu là tình trạng rất thường gặp. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ vì thường xảy ra vào ban đêm. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mồ hôi trộm là gì?

Thông thường mồ hôi được tiết ra khi cơ thể hoạt động nhiều hoặc thời tiết quá nóng. Tuy nhiên, khi cơ thể ở trạng thái tĩnh, không hề vận động, nhất là ban đêm mà vẫn đổ nhiều mồ hôi thì đó được gọi mồ hôi trộm theo cách gọi dân gian.

Khu vực hay đổ mồ hôi trộm là lưng, nách, trán, bàn tay, bàn chân vì những khu vực này chứa nhiều tuyến mồ hôi. Thành phần mồ hôi có đến hơn 90% là nước, còn lại là muối và chất cặn bã mà cơ thể muốn thải ra ngoài.

Ra mồ hôi trộm ở bà bầu là tình trạng thường thấy và càng trầm trọng trong những tháng cuối của thai kỳ. Chính vì vậy, chị em cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có được cách chăm sóc tốt nhất nhằm mang đến một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Nguyên nhân của tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu

Tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm:

- Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi, kéo theo nhiều hệ lụy đối với cơ thể. Trong đó, ra mồ hôi trộm ở bà bầu là một ví dụ điển hình. Nội tiết tố thay đổi khiến thân nhiệt của hầu hết mẹ bầu tăng cao hơn so với bình thường và cơ thể sẽ tự động tiết nhiều mô hôi để làm mát dù mẹ không hề vận động gì, ngay cả khi ngủ.

ra mồ hôi trộm ở bà bầu Việc sử dụng một số loại thuốc ở bà bầu có thể gây ra mồ hôi trộm

- Sử dụng thuốc

Suốt quá trình mang bầu, mẹ bầu thường phải bổ sung nhiều loại thuốc, vitamin để tăng sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng và giảm thiểu tình trạng ốm nghén. Các loại thuốc như thuốc chống nôn, chống trầm cảm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu. Bên cạnh đó, không chỉ do thân nhiệt tăng mà ra mồ hôi đôi khi cũng là tác dụng phụ của các loại thuốc này.

- Thay đổi tuyến giáp

Một số phụ nữ khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng suy giáp. Đây có thể là nguyên nhân khiến mẹ đồ nhiều mồ hôi.

- Nhiễm trùng, bệnh tật

Một nguyên khác khiến tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu trở nên trầm trọng hơn là do cơ thể của mẹ đang gặp phải các vấn đề bất thường về sức khỏe. Một số bệnh như ung thư, đái tháo đường, rối loạn tự miễn… có thể gây nên tình trạng này.

- Ăn uống không khoa học

Bên cạnh những bất thường về sức khỏe hay sự thay đổi của cơ thể khi mang thai, việc ăn uống của mẹ bầu cũng có thể liên quan đến tình trạng đổ mồ hôi trộm. Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, uống đồ uống chứa caffeine sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng và tăng tốc độ trao đổi chất, dẫn đến đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi ngủ.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, áp lực tử cung khi kích thước của thai nhi ngày một tăng hay tâm sinh lý của mẹ thay đổi cũng khiến tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu trở nên thường xuyên hơn.

Mồ hôi trộm ở bà bầu có nguy hiểm không?

Tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại khiến cuộc sống của mẹ gặp nhiều khó khăn. Mồ hôi ra nhiều, kể cả khi đi ngủ khiến mẹ cảm thấy khó chịu. 

Thậm chí có nhiều mẹ bầu ra mồ hôi rất nhiều vào ban đêm và mẹ phải dậy để thay quần áo, tắm… Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Nếu giấc ngủ đêm bị gián đoạn thường xuyên thì sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng xấu, không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Nếu mẹ gặp phải tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu trầm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271

 hoặc điền vào form dưới đây

Khắc phục mồ hôi trộm như thế nào?

Việc điều trị dứt điểm chứng ra mồ hôi trộm ở bà bầu là rất khó khăn nên mẹ cần tìm hiểu cách khắc phục và giảm thiểu tình trạng này để chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng. Mẹ bầu có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Ra mồ hôi trộm quá nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống của mẹ bầu Ra mồ hôi trộm quá nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống của mẹ bầu
  • Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ phù hợp. Nếu quá nóng thì phải dùng quạt hay điều hòa để cơ thể không cảm thấy nóng và giảm tiết mồ hôi.

  • Khi ngủ, hãy mặc những bộ đồ ngủ mỏng, nhẹ để không bị nóng. Nên chọn chất liệu cotton để cơ thể cảm thấy mát và thấm mồ hôi tốt.

  • Một số mẹ bầu tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng thấy tình trạng tiết mồ hôi giảm bớt.

  • Ra mồ hôi trộm ở mẹ bầu nhiều khiến cơ thể mất nước. Vì thế, mẹ có thể chuẩn bị khăn cotton và một cốc nước cạnh giường để khi tỉnh giấc có thể lấy khăn thấm mồ hôi và uống một ít nước để làm mát cơ thể.

  • Mẹ bầu nên đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày vì việc nghỉ ngơi đủ là biện pháp quan trọng giúp vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động tốt.

  • Tập luyện, vận động thường xuyên, đúng cách, lựa chọn những bài tập tốt cho mẹ bầu để nâng cao sức khỏe và duy trì sự ổn định của hormone. Ngoài ra, vận động đều và đúng còn giúp vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động tốt, hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu.

  • Mẹ bầu nên tránh những thực phẩm cay nóng, gia vị, đồ uống chứa cồn, cafein vì chúng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

  • Ngoài việc cần tránh những thực phẩm tăng tiết mồ hôi, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm có khả năng giảm tiết mồ hôi. Đậu nành là thực phẩm mẹ không nên bỏ qua.

Các món ăn giúp mẹ cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm

Để cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm vô cùng khó chịu, mẹ bầu có thể tham khảo một vài món dưới đây.

Cháo trai

Từ lâu, cháo trai đã được xem là món ăn hàng đầu giúp ngăn ngừa ra mồ hôi trộm ở bà bầu cũng như ở cả trẻ em và người lớn. Món ăn này dễ ăn mà chế biến cũng khá dễ. 

Nguyên liệu: Khoảng 6 con trai, 1 nắm gạo tẻ và 1 nắm gạo nếp. Hành khô, rau mùi tàu, gia vị.

Chế biến:

  • Trai rửa sạch, luộc chín rồi tách lấy phần thịt. Sau đó sơ chế sạch thịt trai, bỏ phần đất, phân có trong thân con trai, rửa sạch rồi thái nhỏ.

  • Bỏ gạo vào nồi nước luộc trai nấu nhừ.

  • Phi hành khô cho thơm rồi bỏ phần thịt trai đã thái nhỏ vào đảo, nêm gia vị cho vừa miệng. Sau đó cho vào nồi cháo đảo đều, tắt bếp và cho rau mùi tàu vào.

Chỉ vài bước đơn giản mẹ đã có một nồi cháo trai thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm hiệu quả.

Tim lợn hầm đỗ đen

Theo Đông y, tim lợn có vị ngọt mặn, không độc, tính hàn, có tác dụng khí ích, bổ tâm; đỗ đen có vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng bổ huyết, bổ thận… Kết hợp tim lợn và đỗ đen tạo nên món cháo thơm ngon giúp cải thiện ra mồ hôi trộm ở bà bầu.

Nguyên liệu: 1 quả tim lợn và 50g đậu đen

Chế biến: 

  • Rửa sạch tim lợn, thái lát mỏng. Đỗ đen rửa sạch, ngâm nước khoảng 2 tiếng cho mềm ra.

  • Cho đỗ đen và tim lợn vào nồi hầm với lượng nước vừa đủ. Sau khi đỗ đen nhừ thì nêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp là mẹ đã có thể dùng được món cháo bổ dưỡng này.

Canh lá dâu non có thể giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm Canh lá dâu non có thể giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm

Canh lá dâu non

Nghe rất lạ nhưng lá dâu có thể làm giảm tiết mồ hôi rất hiệu quả. Mẹ có thể thử chế biến món canh lá dâu để đổi khẩu vị.

Chuẩn bị: khoảng 50g lá dâu non, 100g thịt lợn băm nhỏ và gia vị.

Chế biến:

  • Lá dâu non đem rửa sạch rồi thái nhỏ

  • Thịt lợn băm ướp gia vị trước khi nấu khoảng 15 phút cho ngấm rồi đảo trên bếp cho săn lại

  • Cho nước vào nồi thịt nấu sôi rồi cho lá dâu vào đến khi mềm thì tắt bếp.

Món canh này khá mát nên mẹ có thể nấu cho cả nhà cùng thưởng thức vừa giúp giảm tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu vừa giúp gia đình có thêm món ăn lạ miệng.

Chè đậu xanh táo đỏ

Món ăn này đơn giản, dễ làm nhưng lại tốt cho sức khỏe. Nhất là vào mùa hè, giúp thanh nhiệt, bổ huyết và đặc biệt cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu hiệu quả.

Chuẩn bị: 50g đậu xanh, 50g táo đỏ, đường kính.

Chế biến:

  • Đậu xanh đem ngâm nước khoảng 1 - 2 tiếng sau đó đãi sạch rồi cho vào nồi ninh cho như. Lưu ý trong quá trình ninh cần chú ý vớt bọt cho nước được trong.

  • Sau khi đậu đã nhừ thì cho táo đỏ vào đun tới khi táo chín thì tắt bếp. Nêm đường vừa miệng là có ngay món chè thanh thanh, ngọt ngọt.

Cháo gốc hẹ

Theo Đông y, hẹ có vị cay đắng, lành tính, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh trong đó có bệnh ra mồ hôi trộm ở mẹ bầu.

Chuẩn bị: 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 35g gốc hẹ, 50g thịt lợn băm, gia vị.

Chế biến:

  • Gốc hẹ mẹ cho xay nhuyễn và lọc lấy nước

  • Cho cả gạo nếp và gạo tẻ vào ninh. Sau khi nở được một nửa thì cho thịt băm vào. Có thể cho luôn thịt băm sống hoặc xào thịt băm trước với gia vị rồi cho sẽ thơm ngon hơn

  • Khi cháo nhừ thì cho nước gốc hẹ vào khuấy đều rồi tắt bếp

  • Khi múc ra bát ăn, mẹ có thể cho thêm lá hẹ thái nhỏ và chút dầu oliu cho thơm ngon hơn

Ngoài cháo hẹ, mẹ có thể nấu canh hẹ với thịt băm cũng rất dễ ăn và thanh mát.

Nước long nhãn

Mùa hè, mẹ có thể nấu nước long nhãn vừa mát vừa có công dụng cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu. 

Chuẩn bị: 30g nhãn nhục, 30g gừng, 200g trái long nhãn, 1 thìa mật ong, đường kình.

Chế biến:

  • Long nhãn đem bóc vỏ, lấy phần cơm

  • Gừng thái mỏng rồi xay nhuyễn lấy nước

  • Cho nhãn nhục, đường đun sôi với 1,5 lít nước. Khi đun nên thường xuyên vớt bọt để nước trong. Đun đến khi nhãn nhục nở thì đem cho long nhãn, nước gừng và mật ong vào. Đun sôi già lửa rồi tắt bếp để nguội là có thể uống được.

Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn thai phụ có thể biết được nguyên nhân gây ra tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu và có được những biện pháp khắc phục hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo những món ăn trên đây để tình trạng bệnh thuyên giảm, giúp mang đến cho mẹ thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay