Khạc đờm ra máu có sao không, điều trị như thế nào?

Khạc đờm ra máu có sao không, điều trị như thế nào?

07-12-2023
Sống khỏe

Tình trạng khạc đờm ra máu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi, thậm chí là ung thư phổi. Vì vậy, cần xác định chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Khạc đờm ra máu là tình trạng gì?

Khạc đờm là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất đờm ra khỏi cơ thể. Chất đờm thông thường sẽ có màu hơi đục hoặc trong suốt. Đôi khi chất đờm có màu xanh, đỏ tươi, hồng.

Khạc đờm ra máu có thể là các dạng dưới đây:

  • Đờm có lẫn máu tươi.

  • Đờm lẫn các sợi máu nằm rải rác bên trong đờm.

  • Đờm lẫn máu đỏ tươi có kèm theo bọt.

  • Đờm kèm cục máu đông, kèm theo tình trạng nóng ngực, khó thở.

  • Đòm có màu xanh hoặc vàng, lẫn ít máu, mùi hôi.

Khạc đờm ra máu có sao không?

khac dom ra mau Khạc đờm ra máu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nhiều người gặp phải tình trạng khạc đờm ra máu nên rất lo lắng không biết có nguy hiểm không. Khạc đờm ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

Tổn thương đường hô hấp

Khi các bộ phận của đường hô hô hấp bị tổn thương, viêm nhiễm khiến lớp niêm mạc cổ họng bị sưng và ứ đọng máu bên trong. Nếu người bệnh ho quá nhiều hoặc khạc đờm mạnh sẽ khiến lớp niêm mạc bị vỡ và chảy máu. Đây là nguyên nhân thường gặp ở những người đang bị khạc đờm ra máu.

Bệnh về đường tiêu hóa

Một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày thực quản, xuất huyết tiêu hóa cũng có thể khiến người bệnh bị đờm ra máu. Ngay cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân là do axit dịch vị dạ dày trào ngược lên cổ họng khiến niêm mạc họng bị tác động, gây sung huyết và người bệnh ho, khạc mạnh sẽ dẫn đến có đờm lẫn máu.

Bệnh về phổi và phế quản

Các bệnh lý về phế quản và phổi thường gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè, đau tức ngực… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra triệu chứng nghiêm trọng hơn đó là ho ra máu.

Một số bệnh lý về phổi và phế quản phổ biến gây ra tình trạng khạc đờm ra máu là:

Lao phổi

Người bị lao phổi thường có các triệu chứng như khạc đờm ra máu, sút cân đột ngột, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm, sốt về chiều…

Tắc nghẽn phổi mãn tính

Bệnh lý này làm tổn thương mạch máu, đường thở và nhu mô phổi nên người bệnh thường xuyên bị khạc đờm ra máu, có mủ trong đờm, khó thở…

Nhiễm trùng

Nhiễm các loại vi khuẩn, virus như Staphylococcus, Pseudomonas… cũng có thể gây ra tình trạng khạc đờm ra máu.

Tắc mạch phổi

Huyết khối bị vỡ ra và nằm sâu trong tĩnh mạch dẫn đến tắc mạch phổi.Người bệnh thường bị ho và khạc đờm ra máu.

Viêm phổi/viêm phế quản

Đây là bệnh lý nhiều người mắc phải, kể cả trẻ em và người lớn. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện như ho nhiều, khó thở, ho có đờm, lẫn máu trong đờm…

Giãn phế quản

Bệnh lý này là tình trạng phế quản bị giãn, đường thở sưng to và sản xuất ra nhiều chất nhầy. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như thở khò khè, hơi thở có mùi hôi, khó thở, khạc đờm ra máu…

Ung thư phổi có thể có dấu hiệu như khạc đờm ra máu, sụt cân...

Ung thư phổi

Tình trạng khạc đờm ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Người mắc ung thư phổi sẽ có các dấu hiệu như thở khò khè, chán ăn, suy nhược, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Ung thư vòm họng

Một bệnh lý nguy hiểm khác cũng có triệu chứng khạc đờm ra máu đó là ung thư vòm họng. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau họng, sụt cân, đau tai, đau cổ…

Khi nào cần đi khám?

Khạc đờm ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nên người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu sau cần đi khám ngay:

  • Ho ra máu, ít đờm.

  • Khó thở, chóng mặt.

  • Máu lẫn trong nước tiểu hoặc trong phân.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

  • Nhịp tim nhanh.

  • Mệt mỏi kéo dài.

  • Đau tức ngực.

  • Thường xuyên đổ mồ hôi.

Đây đều là những triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị tình trạng khạc đờm ra máu

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT phổi… để xác định chính xác bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải cũng như xác định tình trạng bệnh. Từ đó, sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với từng bệnh nhân.

Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị khạc đờm ra máu gồm:

  • Thuốc kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản do vi khuẩn.

  • Thuốc giảm ho, tiêu đờm khi bị ho kéo dài.

  • Thuốc kháng virus.

  • Phẫu thuật nếu có khối u hoặc cục máu đông trong phổi.

  • Trường hợp ung thư phổi, ung thư vòm họng sẽ được điều trị theo phác đồ điều trị ung thư riêng. Có thể phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị…

Chụp X-quang phổi được sử dụng để chẩn đoán tình trạng khạc đờm ra máu

Biện pháp phòng ngừa tình trạng khạc đờm ra máu

Tình trạng khạc đờm ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm thông thường nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như ung thư. Cách phòng ngừa đầu tiên cần thực hiện là phòng tránh nhiễm trùng được hô hấp.

  • Bỏ thuốc lá vì hút thuốc gây kích ứng và viêm nhiễm. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp.

  • Giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, ít bụi bẩn, nấm mốc để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và đào thải chất độc hại ra ngoài dễ dàng hơn.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các chất giúp tăng cường đề kháng. 

  • Nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt để tránh gây tổn thương cho cổ họng. Hạn chế đồ ăn dễ gây kích ứng vòm họng như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, khám ngay khi có các biểu hiện bất thường về đường hô hấp như ho nhiều, ho kéo dài, đau họng, nhiều đờm, đờm lẫn máu…

Đăng ký khám với chuyên gia Hô hấp - BV Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay