Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà

10-03-2022

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị cúm. Bệnh cúm có thể được điều trị khỏi nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà mà không cần dùng thuốc hoặc đi bệnh viện. Bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ bị cúm

Cúm ở trẻ là bệnh lý do virus gây nên. Có các chủng virus phổ biến như: virus Rhinovirus, Human Respiratory Syncytial Virus, Coronavirus…

Virus cảm cúm xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua các giọt bắn từ mũi, miệng của người bị cúm sang trẻ. Hoặc cũng có thể do trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ có chứa virus gây bệnh.

Triệu chứng cúm ở trẻ

Khi bị cúm, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.

  • Ho khan.

  • Sốt trên 38 độ C, có thể đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh.

  • Mệt mỏi.

  • Bỏ ăn, bỏ bú.

chăm sóc trẻ bị cúm Sốt cao là một biểu hiện thường gặp khi trẻ bị cúm

Biến chứng của bệnh cúm ở trẻ khi không được điều trị

Cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không được chủ quan xem nhẹ bệnh lý này vì nó có thể biến chứng thành bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của bé. Đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi, nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm cao hơn.

Nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị sớm bệnh cúm ở trẻ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Mất nước.

  • Viêm phổi.

  • Rối loạn chức năng não.

  • Bệnh tim hoặc hen suyễn.

  • Viêm xoang.

  • Viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng tai.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà

Bệnh cúm ở trẻ có thể dễ dàng chấm dứt nếu ba mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà mà không cần phải dùng thuốc hay đi bệnh viện. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm ba mẹ có thể áp dụng.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng giúp bé khỏe hơn, nhanh chóng hồi phục khi bị cúm. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên ăn nhiều, đủ chất để cung cấp cho con nguồn sữa mẹ giàu dưỡng chất và hãy cho bé bú nhiều lần trong ngày.

dinh dưỡng cho trẻ Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại cảm cúm

Với trẻ lớn hơn, ba mẹ hãy chế biến cho con nhiều món dễ ăn, dễ hấp thu như cháo, súp. Cho bé ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung đủ vitamin giúp tăng sức đề kháng. Các bữa ăn cần cung cấp đủ thịt, cá để đảm bảo đủ protein cho cơ thể khỏe mạnh.

Cho trẻ uống nhiều nước

Bổ sung đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm sạch chất nhờn dư thừa trong xoang mũi, giúp giảm nghẹt mũi, khô mũi. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cơ thể bé có thể tự điều tiết lại nhiệt độ cơ thể để giảm sốt nhanh hơn.

Làm sạch mũi

Khi trẻ bị cúm, nhất là khi bé bị nghẹt mũi, ba mẹ hãy rửa mũi cho con ngày 3 - 4 lần bằng nước muối sinh lý để làm lỏng dịch mũi, giảm nghẹt mũi cho bé. Trường hợp bé chảy nước mũi nhiều thì hãy hút mũi cho bé để bé cảm thấy dễ thở hơn và giúp ngăn ngừa viêm tai giữa.

Mặc quần áo thoáng mát

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, vệ sinh mũi thường xuyên thì ba mẹ cũng quên cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đây là cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà được nhiều phụ huynh áp dụng. Mặc thoáng mát giúp bé cảm thấy dễ chịu, đồng thời cũng giúp hạ sốt tốt hơn.

Trẻ bị cúm có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, ba mẹ không được chủ quan. Nếu thấy bé có các biểu hiện như sốt cao liên tục nhiều ngày, hôn mê, bỏ bú, ngủ li bì, da dẻ xanh sao… thì hãy đưa con đi bệnh viện ngay để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trẻ bị cúm có được tắm không?

Chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà, nhiều ba mẹ băn khoăn không biết có nên cho bé tắm không. Thực tế, nhiều người không cho trẻ tắm khi bị cúm vì nghĩ rằng tắm có thể khiến bé bị cảm lạnh, khiến tình trạng cúm nặng hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm không chính xác.

Tắm cho trẻ sơ sinh Trẻ bị cúm vẫn tắm được bằng nước ấm, trong phòng kín gió

Trẻ bị cúm hoàn toàn có thể tắm được mà không hề bị bệnh nặng hơn nếu ba mẹ biết cách tắm cho bé. Khi tắm, nên cho tắm bằng nước ấm và tắm nhanh chứ không ngâm mình lâu trong nước. Nếu vào mùa đông, bé còn nhỏ thì ba mẹ có thể sử dụng thêm đèn sưởi để bé không bị lạnh khi tắm.

Khi tắm cho bé, nên tắm trong phòng kín gió và lau khô người bé bằng khăn mềm ngay sau khi tắm xong. Đặc biệt, hãy hạn chế cho bé ra ngoài trời trong thời gian con bị cúm.

Việc tắm rửa sạch sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn. Hơn nữa, hơi nước ấm còn giúp thông mũi cho bé, con sẽ cảm thấy dễ thở hơn. 

Biện pháp phòng ngừa cúm ở trẻ

Cúm là bệnh rất dễ lây lan nên trẻ nhỏ dễ mắc cúm do hệ miễn dịch còn non yếu. Khi bị cúm bé rất mệt mỏi, khó chịu, thậm chí bỏ ăn, bỏ bú, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các con. Vì thế, ngăn ngừa cúm ngay từ đầu là cách tốt nhất để bảo vệ bé yêu.

Ba mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau để ngăn ngừa cúm ở trẻ nhỏ:

  • Cho bé tiêm vắc xin cúm theo đúng độ tuổi.

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng để giúp con khỏe mạnh, tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa sự tấn công của virus gây cúm.

  • giữ vệ sinh mũi họng cho bé, nhỏ nước muối sinh lý, đánh răng, vệ sinh răng miệng sau khi bé ăn hoặc uống sữa.

  • Rửa tay sạch sẽ sau khi bé ho, hắt hơi, hạn chế cho trẻ đưa tay lên miệng.

  • Hạn chế cho bé dùng chung dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng của người khác.

  • Hạn chế cho trẻ đến nơi tập trung đông người nhằm tránh lây nhiễm bệnh.

  • Không cho bé tiếp xúc gần với những ai có biểu hiện hoặc nghi ngờ bị cúm.

  • Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày.

  • Hướng dẫn bé tập thể dục, vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

chua-cam-cum-cho-tre Cách chữa cảm cúm cho bé và phòng bệnh hiệu quả đó là tiêm vacxin cảm cúm

Cúm ở trẻ là bệnh dễ gặp nhưng cũng dễ chữa khỏi nếu ba mẹ chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà đúng cách. Hãy tìm hiểu các thông tin hữu ích để chăm sóc bé tốt nhất, giúp bảo vệ sức khỏe của con.

**Lưu ý:

 Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay