Hướng dẫn đầy đủ nhất cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Hướng dẫn đầy đủ nhất cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

25-03-2022

Trẻ bị thủy đậu có thể tự khỏi bệnh mà không cần sử dụng nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà. Vậy cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào là đúng, có lưu ý gì không?

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu (bệnh trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Varicella Zoster Virus gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, nhất là trong thời tiết nồm ẩm. Ai có có nguy cơ bị thủy đậu nhưng trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị thủy đậu nhất.

Bệnh thủy đậu lây nhiễm chủ yếu qua con đường không khí, thông qua các giọt bắn của của người bệnh khi ho, hắt hơi… Hoặc do tiếp xúc với đồ vật chứa virus gây bệnh.

Ngoài ra, bệnh cũng dễ dàng lây nhiễm nếu tiếp xúc với dịch tiết trong các nốt mụn của người bị thủy đậu. Nhiều trường hợp, mẹ bầu bị thủy đậu cũng dễ dàng lây nhiễm sang thai nhi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, thủy đậu là một bệnh lành tính, có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan khi bé mắc thủy đậu vì nếu không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Viêm não, viêm màng não: Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng, xuất huyết bên trong: Đối tượng trẻ nhỏ rất dễ gặp phải biến chứng này do các bé hay cào, gãi làm vỡ mụn nước, gây nhiễm trùng, nổi mủ và xuất huyết bên trong.

Viêm phổi thủy đậu: Dễ biến chứng ở những trẻ nhỏ bị ho nhiều, đau tức ngực, khó thở.

Zona thần kinh: Nhiều trường hợp đã khỏi thủy đậu nhưng virus gây bệnh vẫn bám ở rễ dây thần kinh. Nếu hệ thần kinh của trẻ suy yếu thì virus này sẽ hoạt động mạnh mẽ trở lại và gây bệnh zona thần kinh.

chăm sóc trẻ bị thủy đậu Thủy đậu có thể biến chứng thành zona thần kinh

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu ba mẹ cần ghi nhớ:

Cách ly trẻ

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp nên ba mẹ cần cách ly trẻ nếu bé bị thủy đậu để tránh lây lan cho người khác. Nên cho bé nằm ở phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Nên cách ly bé khoảng 7 - 10 ngày từ thời điểm bệnh bắt đầu nổi các nốt phát ban cho đến khi các nốt đã bong vảy khô hoàn toàn.

Nếu ba mẹ hoặc bất kỳ ai tiếp xúc với trẻ trong khoảng thời gian này đều phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc với bé cần rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn để tránh lây nhiễm. Trong thời gian cách ly, cho trẻ dùng riêng đồ dùng, không dùng chung với người khác.

Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ

Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng khi bé bị thủy đậu thì cần kiêng gió, kiêng nước tuyệt đối. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Khi bé bị thủy đậu ba mẹ càng phải vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm để làm sạch bụi bẩn, tránh nhiễm trùng.

Khi tắm cho bé, ba mẹ tắm nhẹ nhàng để tránh làm vỡ, trầy xước các nốt mụn. Tắm xong, ba mẹ dùng khăn mềm lau khô cho bé trước khi mặc quần áo. Ngoài ra, nên mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát cho con để tránh cọ xát vào vùng da đang bị tổn thương của bé.

Bên cạnh việc tắm rửa hằng ngày, ba mẹ nên giữ tay bé thật sạch. Cắt móng tay cho bé để hạn chế việc con cào, gãi gây vỡ nốt mụn. Ngoài ra, nên vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

Hạ sốt nếu sốt cao

Nhiều trẻ bị thủy đậu có biểu hiện sốt. Nếu bé sốt nhẹ, ba mẹ hãy hạ sốt cho con bằng khăn mát, mặc quần áo thoáng mát, ăn nhiều đồ mát… Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, hãy cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu các nốt thủy đậu có mủ, sưng tấy vùng da xung quanh thì nên cho trẻ đi khám.

trẻ bị thủy đậu Hạ sốt cho bé nếu có biểu hiện sốt

Nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị thủy đậu nặng, có các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, lừ đừ, co giật, hôn mê hoặc xuất huyết trên các nốt rạ thì phải cho bé đến bệnh viện ngay để đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Bổ sung đủ dinh dưỡng

Khi bị thủy đậu, sức đề kháng của trẻ giảm sút nên cần được chăm sóc chu đáo về mặt dinh dưỡng để con nhanh hồi phục và tăng cường đề kháng chống lại virus gây bệnh.

Khi trẻ bị bệnh, ba mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Các bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đủ những thành phần dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường sức khỏe cho con nhanh chóng khỏi bệnh.

Những thực phẩm trẻ cần kiêng

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, có một số thực phẩm ba mẹ nên kiêng cho bé khi bị thủy đậu vì những thực phẩm này có thể khiến bệnh thêm nặng hơn. Chúng gồm:

  • Thức ăn cay nóng, các gia vị như gừng, tỏi, ớt, quế…

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ.

  • Một số loại thịt: thịt chó, thịt gà, thịt dê, hải sản dễ gây dị ứng.

  • Một số loại trái cây có tính nóng như vải, nhãn, mận, đào.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Để việc chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà an toàn, đúng cách, giúp bệnh nhanh thuyên giảm, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh làm vỡ các nốt mụn vì có thể gây bội nhiễm và tạo thành sẹo.

  • Không sử dụng lá cây để tắm hay đắp lên nốt mụn theo kinh nghiệm dân gian.

  • Không tự ý sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ

chua-cam-cum-cho-tre Tiêm phòng là cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả nhất

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé nên ba mẹ cần phòng tránh bệnh ngay từ đầu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ.

Hiện nay, có vắc xin phòng thủy đậu cho bé từ rất sớm, đủ 9 tháng tuổi là con có thể tiêm nên ba mẹ hãy cho bé tiêm phòng sớm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh sau đó. Tại Việt Nam, có một số loại vắc xin ngừa thủy đậu được lưu hành như: Varivax của Mỹ, Varicella của Hàn Quốc, Varilrix của Bỉ. Liều tiêm và phác đồ tiêm ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

Bên cạnh việc tiêm chủng, ba mẹ nên cho bé tránh xa những người đang mắc bệnh, không cho trẻ đến nơi tập trung đông người khi đang xảy ra dịch thủy đậu… Vệ sinh cá nhân, tay chân bé thường xuyên. Đồng thời, ba mẹ hãy vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi, đồ dùng của bé để tránh nguy cơ nhiễm virus gây bệnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay