Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

BV Hồng Ngọc triển khai dịch vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Từ ngày 10/08/2021, BVĐK Hồng Ngọc chính thức triển khai dịch vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm vaccine phòng COVID-19 nhằm giúp những người dân vừa tham gia chiến dịch tiêm chủng quốc gia phòng COVID-19 có điều kiện được chăm sóc sức khỏe đúng cách, tránh các rủi ro và nguy cơ biến chứng sau tiêm.

Dịch vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm vaccine phòng COVID-19 tại BVĐK Hồng Ngọc

Đăng ký dịch vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm vaccine phòng COVID-19 tại hệ thống Bệnh viện khách sạn Hồng Ngọc để được nghỉ ngơi thư giãn, xóa tan lo lắng sau tiêm với:

• Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẵn sàng cấp cứu và xử lý kịp thời trong những trường hợp bệnh nhân phản ứng nặng sau tiêm;

• Đội ngũ điều dưỡng tận tâm, chu đáo chăm sóc 24/24 giờ hoàn toàn không cần người thân đi cùng;

Phòng lưu viện tiện nghi tại Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh

• Phòng lưu viện sang trọng, thoáng đãng, rộng rãi với nhiều tiện ích như khách sạn 5 sao;

• Hệ thống nhà hàng 4 sao trong bệnh viện với thực đơn phong phú, dinh dưỡng;

• Bệnh viện an toàn do có hệ thống khám sàng lọc nghiêm ngặt, thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ nhân viên y tế và người ra vào bệnh viện.

Hotline tư vấn:
BVĐK Hồng Ngọc 55 Yên Ninh: 036 3881 068
BVĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh: 098 1000 251

Những đối tượng cần đặc biệt theo dõi sau khi tiêm phòng COVID-19

Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, tất cả mọi người đều phải theo dõi phản ứng một cách nghiêm ngặt đặc biệt là những người nằm trong nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng được phép tiêm chủng như sau:

• Người trên 65 tuổi;

• Người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính mặc dù đã được điều trị ổn định;

• Người có tiền sử dị ứng;

• Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;

• Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu;

• Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống…

Người trên 65 tuổi sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cần được theo dõi đặc biệt

Tại sao cần theo dõi sau tiêm phòng COVID-19?

Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan liên quan đã thống kê những tác dụng phổ biến sau khi tiêm ngừa vaccine COVID-19 đồng thời cũng đưa ra cảnh báo về các tác dụng phụ nghiêm trọng mặc dù rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19 là hết sức quan trọng, bất kể người được tiêm phòng hoàn toàn khỏe mạnh hay có thuộc nhóm đối tượng được khuyến cáo hay không.

Các tác dụng phụ phổ biến sau tiêm vaccine COVID-19

Theo CDC Việt Nam, các tác dụng phụ phổ biến sau tiêm vaccine COVID-19 là:

Trên cánh tay nơi được tiêm:

• Đau;
• Mẩn đỏ;
• Sưng tấy;

Đau và sung tại vị trí tiêm là tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVD-19

Trên các phần còn lại của cơ thể:

• Mệt mỏi;
• Đau đầu;
• Đau cơ;
• Ớn lạnh;
• Sốt;
• Buồn nôn;

Những biến chứng khó lường có thể xảy ra sau tiêm vaccine COVID-19

Cũng theo CDC, các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm ngừa vaccine COVID-19 rất hiếm nhưng có thể xảy ra.

Sau đây là những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra sau tiêm phòng vaccine COVID-19 cần phải quan tâm:

1. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 rất hiếm gặp. Tuy nhiên, trên thế giới và tại Việt Nam đã ghi nhận những ca sốc phản vệ sau khi tiêm chủng với phản ứng từ nhẹ cho đến nghiêm trọng:

• Những thay đổi về da và niêm mạc: mẩn đỏ, nổi mề đay hoặc sưng đỏ, sưng môi, mặt và mắt, đôi khi tê hoặc ngứa ran quanh miệng;

• Tổn thương đường thở do phù nề hầu họng hoặc thanh quản;

• Thở khò khè và tăng nhịp thở do co thắt phế quản;

• Ảnh hưởng đến tuần hoàn, như hạ huyết áp và/hoặc nhịp tim nhanh

2. Chứng huyết khối kèm theo hội chứng TTS

Chứng huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19 tuy rất hiếm gặp xong đã có ghi nhận tại Hoa Kỳ sau khi tiêm chủng COVID-19 loại mRNA (Moderna).

Phụ nữ dưới 50 tuổi cần đặc biệt chú ý về nguy cơ cao dù hiếm gặp của sự cố bất lợi này.

Chứng huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19 thường hiếm gặp nhưng cần theo dõi sát sao

3. Hội chứng GBS

GBS là hội chứng rối loạn hiếm gặp, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể gây tổn thương cho các tế bào thần kinh, gây yếu cơ và đôi khi là gây liệt. Hầu hết mọi người đều hồi phục sau khi bị GBS, nhưng một số người bị tổn thương thần kinh lâu dài.

Tính đến 30/7 năm nay, đã có khoảng 143 báo cáo sơ bộ về trường hợp bị GBS sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19 của J&J/Janssen.

Cần quan tâm:

• Xảy ra sau tiêm chủng 2 tuần;

• Hầu hết xảy ra ở nam giới;

• Nguy cơ cao với người từ 50 tuổi trở lên.

4. Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim

Tính đến ngày 30 tháng 7 năm 2021, đã ghi nhận được 1.249 (VAERS ) báo cáo và 716 (CDC và FDA) báo cáo về tình trạng viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 loại mRNA (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna).

Cần quan tâm:

• Nguy cơ cao với người dưới 30 tuổi;

• Hầu hết xảy ra ở nam giới;

5. Tử vong

Đến ngày 2 tháng 6/2021, đã ghi nhận được 6.490 (VAERS ) báo cáo tử vong (0,0019%) trong số những người đã tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên không khẳng định tất cả các ca tử vong đều có liên hệ nhân-quả với vaccine COVID-19. Mặc dù vậy, đây vẫn là mối lo ngại đối với nhiều người.

Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro do tiêm phòng vaccine COVID-19?

Để hạn chế các nguy cơ và giảm thiểu rủi ro do tiêm phòng vaccine COVID-19, người dân cần tuân thủ những điều sau:

1. Tiêm vaccine đúng nơi, đúng loại, đúng và đủ liều

Điều này có nghĩa là người dân chỉ nên tiêm vaccine tại các cơ sở y tế, địa chỉ uy tín được Bộ Y tế cho phép để đảm bảo an toàn về giãn cách; quy trình tiêm chủng; đúng loại vaccine; đúng và đủ liều vaccine.

2. Thông báo chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh sử của bản thân trước tiêm

Điều này có nghĩa là người dân cần nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân; các bệnh đã từng mắc, đang mắc; các nguy cơ sức khỏe như dị ứng nếu có… đồng thời phải thông tin rõ ràng, chi tiết đối với bác sĩ khám sàng lọc và tư vấn trước khi được tiêm chủng để tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Dịch vụ theo dõi sau tiêm COVID-19

Theo dõi và chăm sóc sau tiêm vaccine COVID-19 đúng cách sẽ giảm thiểu rủi ro các phản ứng phụ không mong muốn

3. Theo dõi và chăm sóc sau tiêm COVID-19 đúng cách để giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ kịp thời

Phải tuân thủ hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19:

• Ở lại khu vực tiêm chủng để theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm;

• Không xoa bóp, sờ nắn hoặc đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm;

• Theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt trong vòng 3 tuần sau khi tiêm;

• Tự xử trí với phản ứng thông thường và nhẹ (sốt trên 38.5 độ kèm dấu hiệu mệt mỏi, đau cơ, đau khớp và có dấu hiệu đỡ sau khi sử dụng paracetamon, thuốc hạ sốt…

• Phải được hỗ trợ ngay tại các cơ sở y tế nếu có các phản ứng nghiêm trọng: ngứa, sưng môi và lưỡi; ngứa họng, căng cứng hoặc tắc nghẹn họng; ngứa hoặc sưng phù mi mắt; ta tím tái, phát ban; nôn, tiêu chảy, đau bụng; ho, khó thở, thở khò khè, thở dốc, nghẹt thở; chóng mặt, mạch đập yếu, chân tay co quắp thậm chí ngất; có các biểu hiện của huyết khối sau 4-28 giờ sau tiêm như đau đầu dữ dội, co giật, nhìn mờ, nhìn đôi, đau sưng phù hai chân, xuất huyết bất thường…

Đăng ký dịch vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm vaccine phòng COVID-19 để được chăm sóc sức khỏe đúng cách, tránh các rủi ro và nguy cơ biến chứng sau tiêm./.

Thông tin liên hệ:

BVĐK Hồng Ngọc 55 Yên Ninh: 036 3881 068

BVĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh: 098 1000 251

** Các thông tin trong bài bao gồm bệnh học, báo cáo, số liệu tổng hợp từ nguồn cdc.gov 

Bài viết liên quan