Hội chứng de-quervain: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng de-quervain: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

25-10-2022

Hội chứng De-quervain là tình trạng viêm bao gân phổ biến ở nữ giới, gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của cổ tay. Tuy nhiên, ít ai biết về căn bệnh này cũng như hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cần biết về hội chứng De-quervain đến đọc giả.

Hội chứng De-quervain là gì?

Hội chứng De-quervain

là hiện tượng gân, cơ ở vùng cổ tay và ngón tay bị viêm. Theo cấu tạo, gân được che chở và bảo vệ bởi các màng bọc được gọi là hoạt dịch. Khi những màng bọc bị viêm, sưng đỏ, chúng dày lên và gây đau, ảnh hưởng đến sự cử động, co duỗi của các ngón tay, bàn tay và cổ tay. 

Cụ thể hơn, De-quervain tác động đến hai gân chi phối vận động ngón cái, đó là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái. Hai gân này chi phối hai động tác rất quan trọng của ngón cái là duỗi và dạng ngón cái. Khi thực hiện động tác, hai gân này trượt đi trượt lại dọc theo bờ bên của khớp cổ tay. Ở vùng cổ tay, cả hai gân trượt trong một đường hầm nằm sát đầu dưới của xương quay. Chính vì vậy, một số trường hợp chẩn đoán nhầm với viêm mỏm trâm quay. Đường hầm này có tác dụng giữ cho gân và chuyển hướng lực thực hiện động tác. Các động tác khi cầm vật nặng, xoay hoặc lắc cổ tay diễn ra thường xuyên trong thời gian dài có thể khiến cho hiện tượng ma sát gân tăng lên. 

Về lâu dài, lượng dịch bôi trơn sẽ giảm dần khiến cho các dịch viêm tăng lên dẫn đến hiện tượng sưng nóng và bị đỏ đau ở hai gân. Sau đó, phần bao gân sẽ bị xơ cứng và ngày càng dày hơn khiến cho các hoạt động của gân bị hạn chế. Điều này sẽ gây nên những tác động không tốt cho hệ thần kinh, gây tê bì. 

Hội chứng De-quervain

Hội chứng De-quervain ảnh hưởng đến khả năng vận đông tay của người bệnh.

Đối tượng thường mắc hội chứng De-quervain

Nữ giới có nguy cơ mắc De-quervain cao hơn nam giới. Bệnh thường xảy ra trong độ tuổi từ 30 – 50, đặc biệt là các chị em nội trợ (rửa chén bát, là quần áo, bồng bế con lâu dài), nhân viên văn phòng, có thể có cả phụ nữ mang thai hay người cao tuổi.

Nguyên nhân mắc hội chứng De-quervain

Hiện nay, tuy vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh nhưng các chuyên gia cho rằng các công việc yêu cầu sử dụng sức của tay quá mức hoặc hoạt động tay liên tục có thể là một trong các lý do dẫn đến De-quervain. Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng De-quervain có thể kể đến như:

- Những động tác lặp lại nhiều lần như cầm; nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn đến tổn thương này. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân trong đường hầm sẽ dẫn đến sưng nề, cản trở vận động của gân.

- Những người làm văn thư, lắp ráp và công việc thủ công,... hay phải hoạt động tay nhiều. 

- Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái.

- Một số yếu tố khác như chấn thương dẫn đến hình thành các sẹo cũng ảnh hưởng đến sự trượt của gân này.

Triệu chứng hội chứng De-quervain

- Sưng đau vùng đầu dưới phía ngoài xương quay, đau tăng khi vận động ngón cái, đau liên tục, đau nhiều về đêm. Đau có thể lan ra ngón cái và lan lên cẳng tay.

- Sờ thấy bao gân phía ngoài đầu dưới xương quay dày lên, có thể có nóng đỏ, ấn thấy đau chói.

- Test Finkelstein: gấp ngón cái vào trong lòng bàn tay, nắm bàn tay lại với ngón cái bên trong, uốn cổ tay nghiêng về phía xương trụ. Nếu thấy đau nhói vùng gân dạng dài và gân duỗi ngắn ngón cái hoặc ở gốc ngón cái là dấu hiệu của hội chứng De-quervain.

- Siêu âm có thể thấy bao gân dày lên và có dịch bao quanh gân.

Hội chứng De-quervain

Test Finkelstein cho kết quả dương tính đồng nghĩa với việc bạn đã mắc hội chứng De-quervain

Điều trị hội chứng De-quervain

Điều trị nội khoa

Hội chứng De Quervain chủ yếu được chữa trị bằng thuốc. Các loại thuốc giảm đau bao gồm ibuprofen, aspirin, và naproxen. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như: đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, xuất huyết.

- Ngoài ra, cần có thời gian nghỉ giữa chừng nếu bạn phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại của cổ tay liên tục trong công việc.

- Tránh những động tác phải sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại như nắm, duỗi, cầm, xoắn... nói chung là tránh các động tác gây ra đau.

- Mang nẹp để bất động cổ và ngón cái. Nẹp này cho phép ngón cái nghỉ ngơi, tạo thuận lợi để cải thiện các triệu chứng viêm.

- Chườm túi lạnh cũng có thể giảm sưng và đau.

- Tiêm corticoid tại chỗ vào đường hầm khi các biện pháp trên không hiệu quả. Thuốc này có tác dụng giảm viêm tại chỗ và có thể cải thiện triệu chứng ngay lập tức.

Vật lý trị liệu

Việc tập phục hồi chức năng là rất cần thiết, giúp làm giảm hoặc loại trừ nguyên nhân gây viêm gân. Bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn cho bạn vận động cổ tay và bàn tay đúng và hợp lý, tránh tư thế xấu, các động tác luyện tập và các cách để ngăn ngừa triệu chứng tái phát. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tập với các thiết bị hiện đại kết hợp với các động tác nắn chỉnh xương khớp, giúp bệnh nhân hồi phục chức năng vận động nhanh chóng.

Phẫu thuật

Khi việc dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể yêu cầu được tiến hành phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không bị cọ xát vào đường hầm nữa. Phẫu thuật này có thể thực hiện dưới gây mê toàn thân hoặc tại vị trí tổn thương. Bác sĩ sẽ thực hiện đường rạch mở đường hầm để  loại bỏ tất cả tổ chức xơ bên trong đường hầm và tạo ra nhiều khoảng trống để gân di chuyển. Khoảng 90% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau khi được phẫu thuật. 

Hội chứng De-quervain

Phẫu thuật được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi các phương pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả

Tiêm PRP điều trị viêm gân

Tiêm PRP là phương pháp điều trị bảo tồn bệnh lý về Cơ Xương Khớp, trong đó sẽ sử dụng máu tự thân của chính bệnh nhân ở tĩnh mạch tay hoặc chân để tách ly tâm thu về huyết tương giàu tiểu cầu gấp 6 -10 lần huyết tương thông thường, tiêm vào vùng tổn thương giúp tái tạo mô mềm và mô cứng nhanh chóng, thúc đẩy quá trình lành tự nhiên của vết thương. Thông thường 1 liệu trình sẽ tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần.

Mỗi lần tiêm gân cần dùng ống máu 11ml, đây là lượng máu rất ít, chỉ bằng khoảng 1/10 so với việc hiến máu, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân ở giai đoạn 1-4 đều có thể tiêm được. Nhưng nên tiêm ở giai đoạn 1,2 là tốt nhất.

Huyết tương giàu tiểu cầu khi được đưa vào cơ thể sẽ mang lại tác dụng tại chỗ, xung quanh vùng tổn thương mà không gây tác dụng phụ lên toàn cơ thể vì thế không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và các bệnh lý nền khác.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP được đánh giá là phương pháp trị liệu viêm gân tiên tiến bậc nhất thế giới với những ưu điểm vượt trội, giúp điều trị dứt viêm gân chỉ sau 1 liệu trình, không cần phẫu thuật. Đặc biệt, phương pháp này đảm bảo an toàn, không lo biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, chỉ 5 – 10 phút, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của gân.

Hiện nay, phương pháp tiêm PRP điều trị viêm gân đã được triển khai tại BVĐK Hồng Ngọc. Bệnh nhân có thể đăng ký khám và điều trị bệnh TẠI ĐÂY:

Phòng ngừa hội chứng De-quervain

- Tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài, đặc biệt các động tác phải thường xuyên gồng ngón tay cái.

- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Thực hiện các bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.

- Không nên xoa bóp rượu thuốc, dầu nóng vì dễ làm tình trạng viêm nặng thêm.

- Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp.

- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là phụ nữ khi mang thai, sau sinh.

- Bổ sung canxi, sữa và các chế phẩm từ sữa…

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

- Báo ngay cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

- Sau khi hết bệnh, không nên tiếp tục các công việc cần đến lực của tay quá nhiều, vì bệnh có nguy cơ tái phát.

5 bài tập tại nhà dành cho người bị viêm bao gân tay

Bài tập gập ngón tay

  • Bàn tay duỗi thẳng.

  • Gập từng ngón tay hướng về phía lòng bàn tay, giữ vài giây.

  • Duỗi thẳng ngón tay lại như ban đầu.

  • Thực hiện lần lượt với tất cả các ngón tay.

Bài tập uốn cong ngón tay cái

  • Duỗi thẳng bàn tay.

  • Uốn cong ngón tay cái, chạm vào gốc ngón tay út và giữ vài giây.

  • Duỗi thẳng tay lại như ban đầu.

  • Thực hiện mỗi bên tay 10 lần.

hoi-chung-De-quervain

Viêm bao gân tay có thể điều trị tại nhà bằng các bài tập đơn giản

Bài tập uốn ngón tay trên bàn

  • Bàn tay duỗi thẳng, đặt cạnh ngón út của bàn tay lên bàn và ngón tay cái hướng lên trên.

  • Ngón tay cái giữ nguyên vị trí, 4 ngón tay còn lại gập vào trong để tạo thành hình chữ L.

  • Giữ tư thế trong vài giây rồi duỗi thẳng các ngón tay về lại ban đầu.

  • Mỗi bên tay thực hiện động tác 10 lần.

Bài tập uốn ngón tay trên bàn

  • Bàn tay duỗi thẳng, đặt cạnh ngón út của bàn tay lên bàn và ngón tay cái hướng lên trên.

  • Ngón tay cái giữ nguyên vị trí, 4 ngón tay còn lại gập vào trong để tạo thành hình chữ L.

  • Giữ tư thế trong vài giây rồi duỗi thẳng các ngón tay về lại ban đầu.

  • Mỗi bên tay thực hiện động tác 10 lần.

Bài tập bóp quả bóng

  • Đặt 1 quả bóng cao su/tennis vào lòng bàn tay.

  • Bóp bóng và giữ nguyên tư thế như vậy trong 10 giây.

  • Đưa tay về lại vị trí ban đầu.

  • Thực hiện động tác 15 lần cho mỗi bên tay.

Khi luyện tập các bài tập trên, cần chú ý một vài điều sau:

  • Thực hiện các động tác nhẹ nhàng và theo đúng hướng dẫn.

  • Song song với tập luyện nên xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe.

  • Uống đủ nước mỗi ngày.

  • Phân bổ thời gian và dạng bài tập hợp lý mỗi ngày.

  • Sau khi luyện tập nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Các bài tập trên chỉ mang lại hiệu quả với tình trạng đau nhẹ. Còn nếu đau nhức nặng hơn và kéo dài thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra và có cách điều trị thích hợp, tránh để bệnh lâu ngày sẽ xảy ra biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho công tác điều trị.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay