Hoang tưởng tự cao: đâu là dấu hiệu của bệnh lý

Hoang tưởng tự cao: đâu là dấu hiệu của bệnh lý

13-07-2023

Hơn nửa bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy cơ mắc hoang tưởng tự cao. Bệnh khó điều trị bởi bệnh nhân không chấp nhận rằng mình mắc bệnh.

Hoang tưởng tự cao là gì?

Hoang tưởng tự cao được xác định khi những ý nghĩ sai lệch được hình thành, cho rằng bản thân tài năng, xuất chúng dù thực tế thì ngược lại. Việc đề cao bản thân quá mức bình thường khiến bệnh nhân mất đi tính khiêm tốn, tự phê bình để khắc phục điểm yếu.

Người bệnh tự tin quá mức ở bất cứ lĩnh vực nào, dù không có kiến thức hay trải nghiệm về lĩnh vực đó. Khi ý tưởng tự cao không thể kiểm soát, bệnh nặng lên khiến bệnh nhân mắc hoang tưởng tự cao.

Bệnh nhân có tần suất phát bệnh định kỳ, thường rơi vào giai đoạn hưng cảm nặng. Khi đó, những điều không tưởng được bệnh nhân hoang tưởng nên. Bệnh hoang tưởng tự cao khó điều trị và hồi phục hơn những bệnh nhân hưng cảm thông thường.

Nghiên cứu cho thấy, những người bệnh mắc chứng bệnh này có nguy cơ mắc phải các bệnh tâm thần khác: rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt, hội chứng sa sút trí tuệ,…

Hơn nửa số bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực bị nghi mắc hoang tưởng tự cao

Cách xác định bệnh hoang tưởng tự cao

Dấu hiệu của bệnh

Các triệu chứng hoang tưởng tự cao khá rõ ràng và dễ nhận biết hơn các rối loạn hoang tưởng khác. Các dấu hiệu tiêu biểu là:

  • Luôn cho rằng người khác đố kị, ghen tị với mình.

  • Có cách suy nghĩ hoang tưởng, phi thực thế về bản thân.

  • Có niềm tin tuyệt đối, không suy chuyển về các vấn đề nào đó.

  • Khó hòa nhập và kết nối với mọi người xung quanh, với cộng đồng.

  • Nổi nóng, giận dữ, cáu gắt nếu như không nhận được sự đồng tình về quan điểm.

  • Có xu hướng thuyết phục, chứng minh những điều mình hoang tưởng là sự thật.

Khi tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ gia tăng các mức độ triệu chứng, trở nên nghiêm trọng và cực đoan hơn. Tình trạng khi đó có thể kéo dài tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Bệnh nhân có tư duy lệch lạc, sai lệch và không có ý thức sửa đổi. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và làm thay đổi cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng khác kèm theo

  • Hưng phấn, vui vẻ bất thường.

  • Nói nhiều, nói nhanh mất kiểm soát.

  • Không thể tập trung, chú ý tới môi trường xung quanh.

  • Gặp khó khăn khi đưa ra lựa chọn, quyết định.

  • Phấn khích thái quá kèm theo các hành động: nhảy múa, ca hát, đọc thơ cả ngày,…

Các triệu chứng này có thể có hoặc không, tùy thuộc vào tính cách, hoàn cảnh, trải nghiệm cuộc sống. Do vậy, cần thăm khám với bác sĩ tâm thần để nhận được phán đoán chính xác hơn về bệnh hoang tưởng tự cao.

Nguyên nhân gây ra hoang tưởng tự cao

Hoang tưởng tự cao bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Hầu hết các nguyên nhân đều có mối liên quan tới hệ thần kinh.

Các lí do chính cụ thể là:

  • Tụ máu não sau chấn thương sọ não.

  • Ngộ độc bia rượu, sử dụng chất kích thích gây hại nhiều tới hệ thần kinh.

  • Có tiền sử nhiễm bệnh: sốt cao không đỡ, viêm não, nhiễm khuẩn huyết,…

  • Có tiền sử mắc các bệnh tâm thần: tâm thần phân liệt, rối loạn thần kinh,…

Cách điều trị hoang tưởng tự cao

Bệnh hoang tưởng tự cao rất khó có thể chẩn đoán bởi dễ dàng nhầm tưởng với các thái độ tự cao tự đại hay sự trái tính nết thông thường. Người bệnh thường không nhận ra vấn đề nghiệm trọng của bệnh lý nên thường có xu hướng từ chối trị liệu.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị nội trú cho tới khi bệnh tình ổn định. Bác sĩ sẽ kê đơn để điều trị tại nhà. Với các trường hợp bệnh nhân có đồng ý với phương án điều trị, có thể sắp xếp điều trị tại nhà ngay từ đầu.

Bệnh nhân hoang tưởng tự cao có thể sẽ phải sử dụng thuốc điều trị cả đời. Tuy nhiên, đơn thuốc sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Khi áp dụng phác đồ điều trị thích hợp, triệu chứng và nguy cơ tái phát bệnh hoang tưởng tự cao khá thấp.

Song song với đó, bệnh nhân sẽ được điều trị tâm lý cùng với bác sĩ chuyên khoa. Các vấn đề khúc mắc, trăn trở sẽ được giải đáp giúp người bệnh có ý chí mạnh mẽ để chống lại bệnh.

Gia đình, người thân cần đồng hành để trợ giúp và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự thành công của trong quá trình điều trị hoang tưởng tự cao.

Bệnh nhân hoang tưởng tự cao cần được uống thuốc theo đơn kết hợp trị liệu tâm lý

Bệnh lý hoang tưởng tự cao với đặc thù của dạng bệnh tâm lý nên khó phát hiện hơn. Bệnh nhân cần tới khám tại chuyên khoa tâm lý, tâm thần để nhận được phương án điều trị thích hợp nhất, ngăn ngừa các nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng.

Đăng ký khám và nhận tư vấn từ Chuyên gia Tâm Lý BV Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý:

Những thông tin cung cấp trong bài viết của

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

để biết thêm thông tin bổ ích khác.
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay