Hẹp niệu quản thận ứ nước là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Hẹp niệu quản thận ứ nước là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

28-11-2023
Sống khỏe

Hẹp niệu quản thận ứ nước là bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ em, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của trẻ. Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước là gì?

Hẹp niệu quản thận ứ nước là tình trạng hẹp khúc nối bể thận với niệu quản, dẫn đến sự suy yếu lưu thông dòng chảy của nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản, gây ra tình trạng ứ nước.

Hẹp niệu quản thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em khoảng 5 tuổi. Trong đó, tỷ lệ mắc ở trẻ nam cao gấp đôi trẻ nữ và hẹp niệu quản thận ứ niệu bên trái gặp nhiều gặp hơn bên phải hoặc cả hai bên thận.

Hẹp niệu quản thận ứ nước kéo dài không được điều trị dứt điểm sẽ làm suy giảm chức năng của thận gây bệnh thận mãn tính và có thể tiến triển thành bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Triệu chứng hẹp khúc nối giữa bể thận và niệu quản

hep nieu quan than u nuoc Hẹp niệu quản ảnh hưởng đến dòng chảy nước tiểu dẫn đến thận ứ nước

Bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng ở giai đoạn mới hình thành. Thông thường, người ta chỉ vô tình phát hiện bệnh khi đi siêu âm ổ bụng.

Ở một số trường hợp, trẻ mắc bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau bụng.

  • Đau phần hông lưng.

  • Kèm buồn nôn, nôn.

Một số trẻ khác có thể xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, đi tiểu nhiều lần…

Nguyên nhân gây hẹp niệu quản thận ứ nước

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước. Các nguyên nhân này được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân nội tại và nguyên nhân ngoại lai. Cụ thể gồm:

Nguyên nhân nội tại

Là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất và phổ biến nhất là do bẩm sinh bị hẹp niệu quản, nếp gấp niệu quản…

Nguyên nhân ngoại lai

Nhóm nguyên nhân này có thể do niệu quản bám vào bể thận ở vị trí cao khiến cho khúc nối bị viêm, gập góc hoặc do khối u, bất thường mạch máu gây ra.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây hẹp niệu quản thận ứ nước là do chấn thương, trào ngược bàng quang - niệu quản hoặc do phẫu thuật.

Phương pháp chẩn đoán hẹp niệu quản thận ứ nước

Do các triệu chứng của bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước xuất hiện muộn, không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý về thận tiết niệu khác nên nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể không chẩn đoán được chính xác.

Siêu âm giúp phát hiện vị trí và mức độ hẹp niệu quản

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật sau để chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước:

  • Siêu âm: giúp phát hiện bất thường, mức độ hẹp, kích thước thận, bề dày của nhu mô thận. Đồng thời, cũng giúp phân biệt bệnh nhân bị hẹp niệu quản thận ứ nước hay bị giãn niệu quản, thận đa nang…

  • Chụp X-quang: chụp cản quang bàng quang, chụp hệ niệu quản cản quang đường tĩnh mạch…

  • Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu…

Điều trị hẹp niệu quản thận ứ nước như thế nào?

Phương pháp thường được áp dụng nhiều nhất trong điều trị hẹp niệu quản thận ứ nước là phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ xem xét, xác định vị trí hẹp cũng như mức độ hẹp niệu quản để chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Có các loại phẫu thuật như nội soi xẻ rộng chỗ hẹp, mổ mở tạo hình khúc nối bị hẹp… Trong đó, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng vì có nhiều ưu điểm như xâm lấn tối thiểu, hạn chế chảy máu, thời gian hồi phục nhanh… Sau phẫu thuật bệnh nhi sẽ được theo dõi liên tục để đánh giá lại kết quả

Ngoài phẫu thuật, người bệnh sẽ được điều trị bảo tồn. Nếu có nhiễm trùng tiểu thì điều trị bằng kháng sinh.

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước sẽ giúp điều trị dứt điểm bệnh, ngăn ngừa các triệu chứng để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ.

Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường ba mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời. 

Nếu có nhu cầu thăm khám với chuyên gia Thận tiết niệu BV Hồng Ngọc, vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay