Cắn móng tay - thói quen phải bỏ ngay lập tức

Cắn móng tay - thói quen phải bỏ ngay lập tức

15-11-2013
Sống khỏe

Cắn móng tay ngỡ tưởng chỉ là thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải vậy ngày nay chúng ta thường xuyên bắt gặp thói quen xấu này còn dễ dàng bắt gặp ở một số người lớn, đặc

biệt là giới trẻ. 

Nếu như bạn vẫn còn suy nghĩ đây là một thói quen bình thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì hãy tìm hiểu thêm nhé.

Việc làm này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới cái nhìn của mọi người xung quanh tới bạn.

Cắn móng tay là một việc không thể kiềm chế, thường xuất hiện ở những trẻ có độ tuổi từ 8 - 11. 

Lý do hình thành thói quen cắn móng tay

Thật ra các nhà khoa học vẫn đang tìm ra lý do để giải thích vì sao người ta lại thích cắn móng tay đến vậy. Nhưng có một điều họ biết rằng đây là thói quen của rất nhiều người: khoảng 20-

30% dân số là những người hay cắn móng tay, trong đó 45% ở độ tuổi thiếu niên. 

Nguyên nhân do trẻ đang bị căng thẳng về một vấn đề nào đó, nhưng tự thân không thể vượt qua được.

Ngoài ra nhiều người cho rằng thói quen cắn móng tay là dấu hiệu của sự lo lắng và bất an, nhưng nghiên cứu lại cho rằng điều này là không đúng. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường cắn

móng tay khi cảm thấy chán, đói, bực bội hoặc phải làm những công việc quá khó. Điều đáng xấu hổ chính là cảm giác khi cắn móng tay rất đã.

Nếu thói quen này bắt đầu khi trẻ từ 3 - 4 tuổi, thì dần dần nó sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp, trẻ tự thú với cha mẹ về tâm trạng lo lắng, bất an của nó cùng đôi bàn tay

có phần ngón đã bị gặm mòn trông thật tội nghiệp.

Ngoài ra, đây còn là lý do cho thấy có sự bất ổn ở lứa tuổi thiếu niên và sự tự ti khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Trẻ nhỏ cắn móng tay

Bỏ tật cắn móng tay bằng cách nào?

Thói quen vô thức này là hậu quả của sự căng thẳng quá độ, và nó không chỉ xuất hiện ở trẻ em. Trẻ cắn móng tay thường có thể là anh lớn, chị cả hoặc con một trong gia đình, chịu áp lực về giáo

dục, hình phạt…Dẫn đến trẻ mắc phải tật này mà không thể hiểu nguyên do và cảm thấy khổ sở vì không thể bỏ được”.

Để giúp trẻ bỏ tật này, thay vì xem đó là việc không đáng để chú ý các bậc cha mẹ có thể khắc phục thói quen này bằng những cách như sau:

  • Thử đánh lạc hướng trẻ bằng cách trò tiêu khiển nào đó. Không nên đe dọa trẻ vì như vậy sẽ càng làm trẻ cảm thấy bất an hơn, dẫn đến triệu chứng càng nặng nề thêm.

  • Khuyên trẻ nên chơi thể thao và những hoạt động thủ công.

  • Dùng loại nước sơn móng tay trong suốt và đắng để chữa chứng tật này.

  • Khen thưởng và đề cao mỗi khi trẻ cố gắng không đụng đến móng tay của nó.

  • Hãy làm gương cho trẻ vì trẻ thường có khuynh hướng để ý và bắt chước người lớn.

  • Thường xuyên cắt móng tay cho gọn gàng, sạch sẽ

  • Sơn móng tay để cho chúng luôn mới và bạn sẽ không nỡ phá bỏ vẻ đẹp của lớp nước sơn

  • Nếu buồn miệng muốn nhai thứ gì đó, hãy dùng kẹo cao su

  • Mang theo kềm, dũa để sửa móng khi bị gãy.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay