5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng

5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng

27-02-2020
Sống khỏe

Ba mẹ cần biết cách giảm đau cho bé lúc mọc răng để bé cảm thấy dễ chịu, không đau nhức và không cáu kỉnh, quấy khóc nữa.

Chà xát vào lợi giúp giảm đau khi mọc răng

Dùng ngón tay sạch của mẹ, chà vào lợi bé cũng giúp bé giảm đau. Bé có thể thấy khó chịu, bị kích thích trước tiên nhưng ngay sau đó, cảm giác dễ chịu sẽ xuất hiện.

Để bé được nhai

Khi mọc răng, bé thích được nhai vì hoạt động của lợi sẽ làm dịu cơn đau lúc mầm răng trắng nhú lên khỏi lợi. Vòng ngậm cho bé mọc răng, chất liệu cao su mấp mô, vòng nhựa mềm, miếng khăn sạch đều thích hợp để cho bé nhai. Việc nhai sẽ thú vị hơn khi đồ vật đó được để trong ngăn mát tủ lạnh khiến lợi bị tê.

Có thể thử làm mát một chiếc khăn mặt ẩm hoặc làm mát những miếng chuối, miếng mận trong tủ lạnh rồi cho bé nhai (nhưng tránh cắt quả thành miếng quá nhỏ, đề phòng bé bị hóc). Hãy để người lớn giám  sát bé như cần cho bé ngồi thẳng khi ăn.

Có nhiều cách để xua tan những khó chịu của bé khi mọc răng

Đồ ăn mát giúp giảm đau cho bé lúc mọc răng

Đồ ăn mát như sữa chua, quả lê nghiền nhuyễn, táo tây nghiền nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ làm dịu lợi bị căng đau.

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ đi tướt khi mọc răng có đáng lo?

Chậm mọc răng có phải do còi xương

Cách làm dịu cơn đau khi trẻ mọc răng

Đồ uống mát là cách giảm đau cho bé lúc mọc răng

Đồ uống được đặt trong ngăn mát tủ lạnh sẽ làm tê vùng lợi bị đau, với bé trên 6 tháng tuổi (khi bé đã uống được nước lọc). Nếu bé không thích uống bình vì ngại mút, có thể chuyển qua cách dùng thìa.

Thuốc giảm đau

Nếu việc nhai, chà lợi, ăn đồ mát không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng thuốc giảm đau khi mọc răng.

Thay vì sử dụng Benzocain để giảm đau cho trẻ khi mọc răng, Viện Nhi khoa Mỹ, khuyên cha mẹ nên cho trẻ ngậm núm vú cao su lạnh hoặc dùng ngón tay chà nhẹ nhàng hoặc xoa bóp nướu răng của trẻ.

giảm đau cho bé lúc mọc răng

Benzocain là chất có tác dụng gây tê cục bộ, thường được sử dụng để giảm đau được tìm thấy trong các sản phẩm như Anbesol, Orajel, Baby Orajel, Orabase.Việc sử dụng Benzocain để làm giảm đau nướu và miệng có thể dẫn đến tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng gây chết người được gọi là methemoglobin, khi đó lượng oxy vận chuyển trong máu sẽ giảm đáng kể. Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ đặc biệt trong tình trạng này, FDA cho biết.

FDA cũng lưu ý rằng cha mẹ có thể nhận biết các triệu chứng của bệnh methemoglobin như: da, môi, móng chân, móng tay nhợt nhạt có màu xám hoặc màu xanh, khó thở, mệt mỏi, đau đầu và nhịp tim nhanh. Các triệu chứng có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng Benzocain.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi thêm fanpage bệnh viện để cập nhật những thông tin hứu ích khác: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay