Kinh nghiệm truyền miệng về mang thai: đúng hay sai?

Kinh nghiệm truyền miệng về mang thai: đúng hay sai?

15-11-2013
Sống khỏe

Những kinh nghiệm mang thai truyền miệng qua nhiều thế hệ có căn cứ khoa học nào không? Hãy cùng Bệnh viện Hồng Ngọc tìm hiểu!

Leo cầu thang giúp em bé vào “đúng vị trí”?

Leo cầu thang để em bé nhanh làm tổ là một trong những kinh nghiệm mang thai truyền miệng được phổ biến tương đối rộng rãi. Theo các chuyên gia, vận động nhẹ nhàng sau quan hệ, nhất là những khi đã hình thành hợp tử, có tác dụng nhất định trong việc giúp em bé vào đúng vị trí trong khung xương chậu. Hơn nữa, nếu thai phụ có thói quen vận động thích hợp trong suốt cả thai kỳ thì sẽ có lợi cho cả mẹ và bé, đây cũng là điều các bà mẹ nên kiên trì để giúp cho việc sinh nở thuận lợi hơn.

Tuy nhiên ngoài việc leo cầu thang, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng như đi bộ để dễ dàng hơn khi chuyển dạ.

Mặc dù chỉ là kinh nghiệm mang thai được truyền miệng nhưng le cầu thang ít nhiều cũng có thể giúp thai nhi nhanh chóng làm tổ và được thoải mái khi trong bụng mẹ. Một số lời khuyên của bác sĩ: 

  • Kiên trì tập luyện hằng ngày: Mẹ có thể đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày. Đến khi sắp sinh thì mẹ nên áp dụng những bài tập đi bộ trên đất bằng để tránh những trường hợp ngoài ý muốn.

  • Khi sắp sinh không nên leo cầu thang quá nhiều, sau khi sinh cũng không nên có những vận động mạnh quá sớm tránh làm ảnh hưởng đến sự phục hồi của xương chậu.

  • Mẹ chỉ nên quay trở lại tập luyện nhẹ nhàng sau 6 - 8 tuần sau sinh và mức độ vận động cũng nên tăng từ từ với cường độ thích hợp.

Kinh nghiệm mang thai truyền miệng: Lau nhà giúp sinh nở dễ dàng?

Kinh nghiệm mang thai truyền miệng Làm việc nhà một cách nhẹ nhàng có thể giúp mẹ chuẩn bị cho "cuộc vượt cạn" dễ dàng hơn

Lau nhà thường xuyên giúp "dễ đẻ" là một trong những kinh nghiệm mang thai truyền miệng chưa có cơ sở khoa học. Mặc dù làm việc nhà thích hợp trong thời kỳ mang thai có thể giúp người mẹ quản lý được cân nặng của mình nhưng việc lau nhà quá nhiều và động tác cúi người khi lau sàn thực chất lại không có nhiều ý nghĩa và có thể làm mẹ thấy khó chịu. Trong thai kỳ, mẹ có thể làm một số công việc nhà nhẹ nhàng như một biện pháp vận động để chuẩn bị cho một cuộc sinh nở tự nhiên.

Để chuẩn bị cho một cuộc sinh nở thuận lợi, mẹ nên:

  • Vận động nhẹ nhàng: Các loại vận động như ngồi xổm, ngồi xếp bằng, đi bộ hoặc những bài tập Yoga dành cho bà bầu là các vận động giúp cho quá trình vượt cạn

    trở nên dễ dàng hơn. Nếu có thể kết hợp vận động với cách hít thở khi rặn đẻ thì sẽ càng tốt.
  • Phương pháp lấy hơi và hít thở khi sinh là phương pháp làm giảm nhẹ sự đau đớn, nếu có thể tiến hành luyện tập thường xuyên thì khi bước vào cuộc sinh nở thực sự các bà mẹ sẽ dễ dàng thực hiện.

Ăn cua giúp trợ sinh rất tốt?

Các cụ xưa cho rằng, ăn cua giúp thai phụ dễ đẻ và em bé mập mạp do cua có tính hàn, dễ làm tử cung co thắt. Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm mang thai truyền miệng này không hoàn toàn chính xác.

Các bác sĩ khuyên phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm, đặc biệt là các loại cá có chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Cua cũng là một trong những thực phẩm được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, cua có tính hàn, dễ gây tiêu chảy nên mẹ không nên ăn quá 2 bữa/ tuần. Trong trường hợp ăn quá nhiều cua trước khi sinh, mẹ có thể dễ bị mất sức vì tiêu chảy.

Kinh nghiệm mang thai truyền miệng Các món ăn từ hải sản có tác dụng giúp co bóp tử cung nhưng lại dễ làm mẹ tiêu chảy

Một số loại thực phẩm có tác dụng trợ sinh mà mẹ nên biết:

  • Các loại thực phẩm có tác dụng kích thích co bóp tử cung và an toàn với hệ tiêu hóa:

    yến mạch, rau hẹ, rong biển, tảo biển, rau sam, rau dền…Trong đó yến mạch có tác dụng trợ sinh rõ rệt.

  • Trước khi "vượt cạn", mẹ nên uống đủ nước và bổ sung một chút thức ăn nhẹ để lấy sức cho "cuộc vượt cạn" đầy khó khăn.

Tuy nhiên, những bà mẹ được chẩn đoán có dấu hiệu sinh non không nên sử dụng những loại thực phẩm có tính hàn, cũng không sử dụng những món ăn kích thích tử cung vì có thể gây chuyển dạ sớm.

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Kinh nghiệm mang thai truyền miệng: Uống canh long nhãn trước khi sinh giúp tăng sức lực?

Theo dân gian, long nhãn và trứng gà có thể cung cấp cho mẹ những chất dinh dưỡng cần thiết để "rặn đẻ" dễ hơn. Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm mang thai truyền miệng không có căn cứ, và thậm chí có thể gây khó khăn khi sinh đẻ.

Theo Đông y, long nhãn có tác dụng an thai, giúp làm nhỏ tử cung và hạn chế tử cung co bóp. Nếu khi chuyển dạ, mẹ ăn long nhãn thường xuyên, có thể làm mẹ khó sinh hoặc thậm chí gặp nguy hiểm với tình trạng xuất huyết sau sinh.

Để duy trì sức lực cho "cuộc vượt cạn", mẹ nên bổ sung thực phẩm và chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu:

  • Nên bổ sung các loại thực phẩm khác nhau ở những giai đoạn sinh nở khác nhau.

  • Ở giai đoạn đầu khi chưa sinh, sản phụ nên ăn thật nhiều các loại thực phẩm dạng lỏng hoặc sền sệt như mì trứng, bánh ngọt, bánh mỳ hoặc cháo.

  • Đến giai đoạn tử cung co bóp (có cơn co) nên sử dụng thức ăn lỏng như uống nước hoa quả, ngũ cốc để bồi bổ thể lực giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn.

  • Lưu ý: Nên chọn loại thức ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ để nhanh chóng lấy lại thể lực. Không nên ăn các chất dầu mỡ, nhiều protein vì cần nhiều thời gian để tiêu hoá và hấp thụ.

Nên ăn thức ăn mềm ngay sau khi sinh?

Sử dụng thức ăn mềm sau ngay sau khi sinh là một kinh nghiệm mang thai truyền miệng, được cho là có tác dụng giúp sản phụ lấy lại sức lực nhanh chóng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sau sinh, sản phụ chỉ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá, không nên ăn những thức ăn có dinh dưỡng cao và chứa nhiều dầu mỡ.

Sau sinh 3 - 4 ngày cũng không nên vội vàng uống quá nhiều canh để tránh căng tức sữa. Lượng nước đưa vào người nên tăng dần sau 1 tuần sau sinh để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng tăng dần của em bé.

Kinh nghiệm mang thai truyền miệng Bổ sung nhiều hoa quả tươi mỗi ngày giúp mẹ khỏe mạnh hơn

Thói quen ăn uống sau sinh cho sản phụ: 

  • Tăng dần lượng ăn khi cơ thể dần hổi phục. Mẹ có thể dần dần bổ sung dinh dưỡng như bình thường; có thể ăn thêm các loại trứng gia cầm, cá, thịt nạc và các chế phẩm từ đậu vì những loại này có chứa nhiều protein.

  • Ăn thêm rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác.

  • Nên bổ sung thêm thức ăn thô, không nên kén ăn; ăn ít hoặc không ăn đồ sống, đồ lạnh, đồ cứng hoặc có chứa chất kích thích và các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ.

Lưu ý: sử dụng thức ăn mềm sau sinh là kinh nghiệm mang thai truyền miệng tương đối hiệu quả với sản phụ sinh thường. Với những bà mẹ sinh mổ nên ăn theo hướng dẫn của bác sĩ, nên ăn thêm vài ngày các thức ăn lỏng hoặc dạng sền sệt để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Sau khi sinh không được ra gió?

Một trong những kinh nghiệm mang thai truyền miệng phổ biến nhất là không được ra gió sau khi sinh. Đông y cho rằng, sau khi sinh các mạch còn yếu, lại rất dễ ra mồ hôi, nếu có gió không những dễ bị cảm mà còn khiến cho các xương khớp của tứ chi sau này hay bị đau mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ.

Theo giới khoa học, đây là một kinh nghiệm mang thai truyền miệng khá đúng đắn, các bà mẹ mới sinh nên hạn chế đi ra ngoài, ở nhà thì nên mặc quần áo dài thoáng và dễ chịu. Khi ở trong nhà, mẹ có thể sử dụng điều hòa và quạt điện. 

kinh nghiệm mang thai truyền miệng

Lưu ý khi sử dụng điều hoà hay quạt điện:

  • ử dụng điều hoà hoặc quạt điện giúp không gian phòng thông thoáng hơn, mát mẻ hơn và dễ chịu hơn.

  • Nhiệt độ phòng nên giữ ở mức 26~28 độ C, độ ẩm 50~80, ngoài ra cửa thổi gió không nên hướng thẳng vào người mẹ mà nên cho hướng vào tường; chỉ cần đảm bảo không khí trong phòng thông thoáng là đã có thể làm giảm bớt được hơi nóng.

Trong trường hợp mùa đông lạnh giá, mẹ có thể sử dụng máy sưởi giúp cả bé và mẹ thấy thoải mái hơn. Hạn chế tối đa nằm than sau sinh vì có thể ảnh hưởng đế hệ hô hấp của con nhỏ.

Sau khi sinh không được xem TV, không được khóc?

Không được sử dụng điện thoại/ TV/ máy tính, cũng không được khóc sau khi sinh là kinh nghiệm mang thai truyền miệng được các cụ răn dạy. Các cụ cho rằn, việc mẹ sử dụng điện thoại có thể làm trẻ bị ảnh hưởng bởi "từ tính", dễ làm bé kém thông minh. Còn việc mẹ khóc sau sinh có thể khiến trẻ quấy khóc theo. 

Thực tế, đây là quan niệm không đúng, dễ làm phụ nữ sau sinh tổn thương. Sau sinh, sản phụ vẫn có thể sử dụng điện thoại, xem TV chỉ cần không xem quá lâu, mỗi 20-30 phút lại để cho mắt được nghỉ ngơi một lần là được. Ánh sáng cũng nên chú ý không nên để quá tối hoặc quá sáng.

Khóc là biểu hiện người mẹ đang có những ưu tư, lo lắng, hoặc trầm cảm vì thế nên nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cho tâm trạng vui vẻ, mọi người trong gia đình nên quan tâm chăm sóc hơn, nếu vẫn không thể cải thiện tình hình thì nên có biện pháp điều trị thích hợp.

Lời khuyên cho mẹ:

  • Thường xuyên ăn gan động vật, mật ong, cà rốt, các loại rau có màu vàng hoặc xanh giúp làm sáng mắt bởi vì trong những loại thực phẩm này có chứa nhiều Vitamin A và B2.

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Vận động nhẹ cũng có thể dự phòng được chứng trầm cảm sau sinh

    .

kinh nghiệm truyền miệng về mang thai

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay