Dinh dưỡng phòng ngừa sỏi thận

Dinh dưỡng phòng ngừa sỏi thận

15-11-2013
Sống khỏe

Phòng ngừa sỏi thận là điều mà ai cũng nghỉ đến khi sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiết niệu phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm đường niệu và tuyến tiền liệt.

Tại sao phải phòng ngừa sỏi thận?

Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm mà nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những chất khoáng kết tủa và tích tụ lâu ngày trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.

Những người thường xuyên làm việc tĩnh tại trong các văn phòng hay công nhân làm việc trong các nhà máy và đặc biệt những người có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Dấu hiệu sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận phụ thuộc vào giai đoạn hình thành sỏi. Tuy nhiên, giai đoạn sớm của quá trình hình thành sỏi thường không có triệu chứng, nên bệnh nhân không biết. Chỉ đến khi sỏi đã lớn, gây biến chứng mới được phát hiện. Thông thường, triệu chứng thường gặp của bệnh này là xuất hiện các cơn đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng.

Bệnh nhân có thể đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, đi tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn, làm thận chảy máu. Người bệnh có thể sốt cao 38-39 độ C, hoặc ớn lạnh, thận có cảm giác bỏng rát.

Hình ảnh viên sỏi thận

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến ỏi thận

Trong những năm gần đây, vấn đề dinh dưỡng không hợp lý được coi là tác nhân hàng đầu gây nên sỏi thận. Theo TS. BS. Cao Thị Hậu, nguyên Giám đốc TT Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Thói quen ăn uống không hợp lý hay một chế độ dinh dưỡng không cân đối có mối  liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sỏi tiết niệu.   Thứ nhất là do uống ít nước, nhiều người khi thấy khát mới uống nước, chứ không biết đến vai trò quan trọng của nước với cơ thể và tác dụng của nước với việc dự phòng sỏi thận.

Thứ hai là do chế độ ăn có quá nhiều canxi, khi hàm lượng canxi vào cơ thể vượt quá ngưỡng 1.000mg/ngày sẽ tạo lượng dư thừa và lượng dư thừa này sẽ tích tụ, hình thành sỏi.

Thứ ba, thói quen ăn mặn cũng là một nguy cơ, trung bình người bình thường chỉ ăn khoảng 10g muối/ngày và người tăng huyết áp, tim mạch là dưới 5g/ngày. Nhưng do thói quen ăn mặn nên họ thường ăn vượt quá lượng muối cần thiết, chẳng hạn trong bữa ăn chỉ cần ăn thêm vài quả cà muối quá mặn là có thể tạo ra lượng muối dư thừa. Tiếp theo là chế độ ăn mất cân đối giữa các nhóm thực phẩm, chẳng hạn ăn quá nhiều đạm cũng không tốt…

Cách ăn uống phòng ngừa sỏi thận

Dưới đây là một số thói quen dinh dưỡng có thể phòng tránh sỏi thận:

Uống nhiều nước

Để phòng tránh sỏi thận cần phải uống đủ nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật.   Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml/ngày, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1.000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 2.000 đến 2.500ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, hình thành cho mình một thói quen uống đủ nước là vô cùng hữu ích.

Tuy nhiên, không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng. Trong một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như những người bị suy tim, suy thận... cần phải có ý kiến của bác sĩ điều trị khi uống nước để có một chế độ nước phù hợp.

uong-nuoc-phong-ngua-soi-than

Nên dùng nước chanh

Uống ít nhất 1 ly nước chanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Chất axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau, hình thành sỏi thận. Nước chanh được làm từ quả chanh hoặc chất cô đặc của chanh, cung cấp đầy đủ axit citric, còn các loại bột hương vị chanh có đường sẽ không đem lại lợi ích tương tự.

Giảm hấp thu canxi và muối

Cả hai thứ này được cho là góp phần hình thành sỏi thận, thế nên giảm hấp thu chúng đồng nghĩa với việc làm cho thận của bạn bớt “nặng nề” hơn.

Muối iốt

Giảm lượng đạm

Hạn chế lượng protein hấp thụ từ các loại thịt và nội tạng động vật, đặc biệt là gan. Nghiên cứu của Bệnh viện Mayo (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều thịt dễ có nguy cơ bị sỏi thận.

Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay