điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng rfa hoặc keo sinh học - hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát

điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng rfa hoặc keo sinh học - hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát

24-07-2023

Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ sau sinh, người làm các công việc thường xuyên phải đứng hoặc ngồi nhiều... gây khó chịu kéo dài và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần (RFA) hoặc bơm keo sinh học (Venaseal) là hai phương pháp hiện đại, đem lại hiệu quả điều trị cao, ngăn ngừa tái phát và được tiến hành nhanh chóng, bệnh nhân có thể vận động ngay sau khi điều trị.

Tổng quan bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Suy tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Từ đó, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng ở vùng chân, biến đổi về huyết động và gây biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Suy tĩnh mạch chi dưới thường tiến triển âm thầm, từ từ, ít gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày. Các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ của bệnh gồm:

  • Người bệnh có các triệu chứng khó chịu ở chi dưới (tức nặng chân, dị cảm kiểu tê bì, kiến bò, chuột rút về đêm…)

  • Các triệu chứng thực thể như giãn mao mạch dưới da kiểu mạng nhện hoặc dạng lưới, búi giãn tĩnh mạch, phù, rối loạn sắc tố da, loét,...

  • Các triệu chứng này tăng lên khi đứng, ngồi lâu và vào thời điểm cuối ngày (buổi chiều tối).

Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác gồm: 

  • Tuổi cao

  • Phụ nữ mang thai nhiều lần

  • Người thừa cân, béo phì

  • Nghề nghiệp phải đứng, ngồi nhiều, tiếp xúc với nhiệt độ cao thường xuyên

  • Tiền sử gia đình có người thân trực hệ bị suy tĩnh mạch chi dưới.

Các triệu chứng của suy tĩnh mạch chi dưới có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về cơ xương khớp, dị ứng, miễn dịch lâm sàng (viêm mao mạch)... nên người bệnh cần khám chuyên khoa mạch máu để được chẩn đoán chính xác bệnh lý tĩnh mạch.

dieu tri suy gian tinh mach chi duoi Suy tĩnh mạch chi dưới ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh

Suy tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Trước tiên, căn bệnh này gây nhiều khó chịu cho người bệnh, họ thường có cảm giác nặng chân, dễ mỏi chân, phù nhẹ, cảm giác như kim chích, kiến bò và dễ bị chuột rút. 

Với những trường hợp nặng, vùng da cẳng chân của người bệnh có thể biến đổi màu sắc do tĩnh mạch ứ đọng lâu ngày, dẫn đến đau nhức và các búi tĩnh mạch nổi rõ trên da. Nếu không được điều trị, da sẽ trở nên dày hơn, cứng, xơ hóa và thiếu chất dinh dưỡng.

Ở giai đoạn cuối của bệnh, tĩnh mạch nông giãn to thành búi, gây loét khó lành khi bị nhiễm trùng và tạo huyết khối. Nhiều trường hợp huyết khối từ chân theo tĩnh mạch đi lên tim và phổi, gây nhồi máu phổi rất nguy hại đối với sức khỏe của người bệnh.

Các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chi dưới trước đây

Tùy vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh cũng như thể trạng hiện tại của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trước đây, suy tĩnh mạch chi dưới thường được điều trị bằng những phương pháp dưới đây:

Điều trị nội khoa

Mục đích của việc điều trị nội khoa là ngăn chặn sự trào ngược và giúp lực tác động lên dòng chảy tĩnh mạch chi dưới tốt hơn. Người bệnh cần thay đổi các thói quen, lối sống và chế độ ăn uống đã hỗ trợ điều trị bệnh.

Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu; kê cao chân khi nằm; kiểm soát cân nặng tốt; tập thể dục đều đặn; tăng cường ăn rau củ quả, bổ sung chất xơ… là những cách người bệnh nên làm hằng ngày để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc làm tan cục máu đông, thuốc tăng trương lực tĩnh mạch…

dieu tri suy tinh mach chi duoi Bác sĩ có thể kê thuốc để điều trị suy tĩnh mạch chi dưới

Tiêm xơ

Nguyên lý của phương pháp này là tiêm một loại chất xơ vào hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới. Chất này gây tổn thương nội mạc tĩnh mạch, thành phần lân cận lớp trung mạc. Từ đó, dẫn đến hình thành huyết khối gây tắc lòng tĩnh mạch bị suy và máu sẽ không ứ trệ tại tĩnh mạch bị suy giãn nữa.

Phương pháp này có nhược điểm là hay tái phát và có thể gây ra biến chứng như: gây tắc động mạch cấp, máu tụ tại vị trí tiêm xơ, viêm mô dưới da, hoại tử da…

Phẫu thuật

Những trường hợp nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa thì bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Ở phương pháp này, bệnh nhân được phẫu thuật lột toàn bộ tĩnh mạch chi dưới và các nhánh bên. 

Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, tỷ lệ tái phát cực thấp. Tuy nhiên ngày nay ít được sử dụng do người bệnh phải gây mê, gây tê khi thực hiện, thời gian nằm viện dài, hồi phục sau mổ lâu và có thể gặp biến chứng như tụ máu vùng đùi, huyết khối tĩnh mạch, dị cảm chi dưới…

Hai phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chi dưới hiện đại hiện nay

Suy tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Sự ra đời của phương pháp đốt suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần RFA và bơm keo sinh học đã giúp khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp cũ, mở ra niềm hy vọng mới cho bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới.

Đốt suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần RFA

Đây là phương pháp can thiệp nhiệt nội tĩnh mạch, sử dụng ống dẫn phát ra chùm sóng cao tần tạo ra năng lượng nhiệt, phá hủy collagen thành tĩnh mạch, dẫn đến viêm thành tĩnh mạch, xơ hóa và tắc nghẽn hoàn toàn tĩnh mạch.

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần RFA

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính có triệu chứng và có phân độ CEAP trên lâm sàng từ C2 đến C6.

  • Đáp ứng tiêu chuẩn siêu âm Doppler mạch của suy tĩnh mạch: thời gian dòng trào ngược > 0.5s đối với tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, các tĩnh mạch xuyên.

  • Điều trị nội khoa ít đáp ứng. 

Ưu điểm của phương pháp đốt suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần:

  • Đây là thủ thuật can thiệp ít xâm lấn, rất an toàn và ít gây biến chứng.

  • Thời gian thực hiện nhanh, khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 phút.

  • Thời gian hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường sau 12 giờ thực hiện thủ thuật.

  • Không cần gây mê, chỉ gây tê, không đau, không để lại sẹo mổ.

  • Tỷ lệ thành công rất cao: sau 1 năm hiệu quả đạt trên 96.6%; sau 5 năm can thiệp hiệu quả trên 90%.

  • Bệnh nhân nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống: cải thiện thẩm mỹ, cải thiện các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới như: phù chân, đau cơ, chuột rút, cảm giác căng tức kiến bò hai chi dưới. Nhiều trường hợp ở giai đoạn muộn hơn với các vết loét khó liền, vết bầm dưới da do biến chứng của bệnh cũng được cải thiện đáng kể. 

Bơm keo sinh học Venaseal điều trị suy tĩnh mạch chi dưới

Bơm keo sinh học là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch mới, không sử dụng nhiệt, nhẹ nhàng và ít xâm lấn.

Ở phương pháp này, dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm mạch máu, bác sĩ sẽ đưa lượng keo sinh học phù hợp vào dọc theo chiều dài của tĩnh mạch bị suy giãn thông qua ống thông nhỏ nằm trong bộ dụng cụ chuyên dụng.

Chất keo sinh học được nén chặt cho đến khi các thành tĩnh mạch bị giãn gắn kết lại với nhau và máu sẽ chuyển hướng lưu thông sang các tĩnh mạch khỏe mạnh khác ở chân.

Thủ thuật bơm keo sinh học áp dụng cho bệnh nhân bị suy tĩnh mạch nông từ cấp độ hai trở lên, không dùng cho những tĩnh mạch nằm sát da. Ngoài ra, phương pháp này phù hợp với bệnh nhân chỉ cần điều trị các đoạn thân tĩnh mạch hiển, không phải thực hiện phẫu thuật Mueller kèm theo.

Ưu điểm của phương pháp bơm keo sinh học điều trị suy tĩnh mạch chi dưới:

  • Ít xâm lấn, an toàn, không gây biến chứng với các mô, cơ và dây thần kinh xung quanh.

  • Thời gian thực hiện ngắn, chỉ khoảng 1 giờ, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường ngay sau thủ thuật.

  • Không cần gây tê quanh tĩnh mạch

  • Không có biến chứng do hiệu ứng nhiệt

  • Không cần đi tất sau thủ thuật

  • Có thể can thiệp ở vị trí tầng dưới gối do không tổn thương thần kinh

  • Tỷ lệ thành công cao, lên đến 94,7% sau can thiệp

Cả hai phương pháp trên đều mang nhiều ưu điểm, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ thuật phù hợp nhất.

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần hoặc bơm keo sinh học ở đâu uy tín?

Phương pháp đốt suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần hoặc bơm keo sinh học là kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, hệ thống máy móc tân tiến. 

Siêu âm Doppler mạch máu - "Tiêu chẩn vàng" trong chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch chi dưới

Hiện tại, Chuyên khoa Tim mạch BVĐK Hồng Ngọc đã triển khai áp dụng 2 phương pháp kể trên và đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân, giúp họ không còn phải khổ sở với các triệu chứng bệnh.

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới tại Hồng Ngọc, khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng dịch vụ:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Trong đó có ThS. BSNT. Nguyễn Anh Quân, hơn 10 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu đồng thời trực tiếp can thiệ

    p hàng trăm

    ca suy giãn tĩnh mạch khó tại Viện tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai.

  • Hệ thống máy móc hiện đại:

    Máy siêu âm Doppler mạch máu Versana Balance của hãng GE Healthcare (Hoa Kỳ), máy RFA VNUS ClosureFAST của hãng Medtronic/ Covidien

  • Thực hiện hoàn toàn trong môi trường khép kín, phòng thủ thuật

    vô khuẩn tuyệt đối một chiều đạt chuẩn, quy trình chặt chẽ.

  • Phòng khám và siêu âm mạch máu riêng biệt, không phải chờ đợi

Để được tư vấn về phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, vui lòng đăng ký tại đây: 

Phòng khám mạch máu - Chuyên khoa Tim mạch BV Hồng Ngọc

- Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Hotline: 0911 858 626

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay