Cách điều trị giãn phế quản hiệu quả nhất

Cách điều trị giãn phế quản hiệu quả nhất

13-07-2023

Người bệnh giãn phế quản thường bị tái phát mỗi khi vào mùa lạnh. Tuy nhiên, cách điều trị giãn phế quản đúng sẽ cải thiện được các vấn đề.

Tổng quan về giãn phế quản

Định nghĩa giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản được xác định là bệnh mãn tính với sự giãn nở bất thường, khó hồi phục về vị trí cũ. Việc điều trị giãn phế quản khi ở giai đoạn sớm giúp bệnh nhân hạn chế biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giãn nở phế quản được đánh giá tốt nhất với phim chụp X-quang đường hô hấp. Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng là: ho, đờm đặc, dễ gặp nhiễm trùng phế quản hơn thông thường.

Bệnh nhân mắc giãn phế quản từ nhiều nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, triệu chứng bệnh thể hiện ra cũng thay đổi khác biệt

.

Vậy nên trước khi điều trị giãn phế quản, người bệnh cần phải chú ý đến nguyên nhân mắc bệnh.

Dấu hiệu của bệnh giãn phế quản

Bệnh nhân bị khó thở định kỳ, bùng phát theo một chu trình nhất định. Khi đó, người bệnh ho nhiều, ho ra máu, có đờm đặc. Đây là các triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Cần theo dõi triệu chứng để tìm ra phương án điều trị giãn phế quản tốt nhất.

  • Ho ra máu

  • Khó thở, thở khò khè

  • Mệt mỏi

  • Hơi thở có mùi lạ

  • Sụt cân, người không có sức lực

  • Sốt nhẹ có đổ mồ hôi vào ban đêm

Điều trị giãn phế quản là điều cần thiết để ngăn chặn các biến chứng

Cách điều trị giãn phế quản

Điều trị giãn phế quản bằng thuốc

Điều trị giãn phế quản bằng thuốc nhằm giảm các cơn đau, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Phương pháp này giúp làm sạch chất nhầy, ngăn nguy cơ viêm nhiễm và ngăn tổn thương phổi.

Bệnh nhân cần được chẩn đoán rồi mới xác định phương án điều trị giãn phế quản thích hợp. Đối với từng tình trạng, bệnh nhân sẽ được chỉ định đơn thuốc khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh: chỉ định trong trường hợp điều trị giãn phế quản bội nhiễm. Bệnh nhân thường được kê thuốc uống, chỉ được kê thuốc tiêm đối với các trường hợp đặc biệt.

  • Thuốc giãn phế quản: thuốc có tác dụng cải thiện luồng không khí vào phổi, giúp bệnh nhân hít thở dễ dàng hơn.

  • Thuốc chống viêm: có chức năng ngăn ngừa viêm nhiễm xung quanh khu vực đường dẫn khí. Bệnh nhân dễ dịu hơn, giảm nguy cơ bệnh trở nặng.

  • Thuốc long đờm, làm loãng chất nhầy: việc làm loãng đờm nhầy rất quan trọng giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng ra khỏi đường thở. Cách điều trị giãn phế quản trong trường hợp này giúp các chất nhầy loãng ra, dễ dàng khạc hơn.

Điều trị giãn phế quản bằng thuốc giúp bệnh nhân chống tăng tiết, chống nhiễm trùng, tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra, lựa chọn phương hướng đúng giúp ngăn chặn các biến chứng như: suy hô hấp, khái huyết, giảm oxy máu, tâm phế mạn.

Điều trị giãn phế quản bằng trị liệu và phục hồi chức năng

Kết hợp các phương án điều trị giãn phế quản giúp tăng tỉ lệ kiểm soát bệnh. Vì vậy nên, bệnh nhân cần thực hiện các phương án phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

  • Vật lý trị liệu: bệnh nhân cần được dẫn lưu dịch nhầy ra khỏi cơ thể. Cần áp dụng các bài tập thở và vỗ long đờm thường xuyên (trường hợp khó khạc ra khỏi cơ thể).

  • Phục hồi chức năng: bệnh nhân cần chú trọng thay đổi lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây bệnh và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cách giảm đợt cấp giãn phế quản

Giãn phế quản được xác định là bệnh mãn tính, nên cần kiểm soát tốt các triệu chứng. Các phương án dự phòng sẽ là tiêu chí quan trọng giúp ngăn chặn bùng phát đợt cấp của bệnh.

Điều này có ý nghĩa giúp việc điều trị giãn phế quản trở nên thuận lợi hơn.

Bệnh nhân cần thực hiện các việc sau đây:

  • Phát hiện sớm để loại bỏ dị vật đường thở, ngăn ngừa nguy cơ giãn phế quản.

  • Tiêm phòng định kỳ theo thời gian quy định đối với các bệnh cúm, sởi, ho gà, phế quản.

  • Không hít khói thuốc chủ động/ bị động.

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.

  • Điều trị triệt để các bệnh đường hô hấp: viêm xoang, viêm amidal, viêm họng,… để tránh lây nhiễm xuống đường hô hấp dưới.

  • Điều trị sớm đối với các bệnh lao phổi: lao phế quản, lao thâm nhiễm, lao sơ nhiễm,…

  • Tăng cường miễn dịch tự nhiên: uống đủ nước, sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe,…

Điều trị giãn phế quản giúp ngăn chặn biến chứng xấu xảy đến

Đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh, hãy chú ý tới sức khỏe hơn để phòng tránh các nguy cơ bệnh diễn tiến nặng. Bệnh nhân cũng nên tiến hành thăm khám định kỳ tại bệnh viện. Đăng ký khám Hô hấp với chuyên gia tại đây:

**Lưu ý:

 Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay