điều cần biết về sốt sau sinh

điều cần biết về sốt sau sinh

27-06-2020

Sốt sau sinh khá nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Sản phụ cần am hiểu về các nguyên nhân và triệu chứng bất thường đi kèm tình trạng sốt để có thể bảo vệ bản thân được tốt hơn.

Thời điểm nào phụ nữ sau sinh dễ bị sốt?

Hầu như các sản phụ sau sinh

đều có dấu hiệu sốt xuống sữa, thường sốt 37,5- 38 độ C và  khoảng nửa ngày là hết, cũng có những cơn sốt xuất hiện vào các ngày sau đó tùy vào từng nguyên nhân gây nên. 

Nếu mẹ bị sốt từ 38 độ trở lên, kèm hiện tượng mệt mỏi dài ngày thì cần được đưa đi khám ngay.  Sốt sau sinh khá nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt.

sot-sau-sinh Nếu mẹ bị sốt từ 38 độ trở lên, kèm hiện tượng mệt mỏi dài ngày thì cần được đưa đi khám ngay

9 nguyên nhân gây sốt ở phụ nữ sau sinh

Sốt do nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản hay nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. 

Biểu hiện của bệnh là vết rạch tầng sinh môn bị sưng tấy, có máu đỏ kèm mủ, sản dịch có mùi hôi. Sản phụ thường bị sốt cao từ 38 - 38,5 độ C. Đây là lúc nên nhanh chóng đưa sản phụ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Sốt do nhiễm khuẩn vết mổ

Nếu sinh mổ hoặc sinh thường bị rạch tầng sinh môn

, sản phụ có thể bị sốt do nhiễm khuẩn vết mổ. Khi bị nhiễm khuẩn vết mổ sẽ có các triệu chứng như vết mổ sưng, dịch tiết ra máu hoặc mủ, xung quanh vết mổ bị sưng đỏ tấy. Đây là lúc nên đưa ngay sản phụ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.

Sốt do các bệnh về vú

Vì một số biểu hiện như cương vú, tắc tuyến sữa, viêm vú mà các sản phụ thường gặp phải dẫn đến sốt. Nếu sốt do căng tuyến sữa

mẹ nên cho bé bú nhiều lần, vắt sữa dự trữ. 

Nếu sản phụ sốt do bị viêm tuyến vú sẽ có các triệu chứng đi kèm như ngực cương cứng, đau, khó chịu, đỏ, đầu núm vú bị nứt nẻ và thường chỉ xảy ra một bên. Khi có triệu chứng này nên nhanh chóng đưa sản phụ đến bệnh viện để điều trị sớm, phòng tránh áp - xe vú rất nguy hiểm. Lúc này phải sản phụ phải được điều trị chuyên khoa mới mong khỏi bệnh được.

Sốt do viêm nội mạc tử cung

Nguyên nhân khiến sản phụ bị viêm nội mạc tử cung có thể là do nhiễm khuẩn nước ối

, thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc do sót nhau gây ra. 

Khi bị viêm nội mạc tử cung sản phụ sẽ có các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt cao từ 38 - 39 độ C xảy ra sau sinh 2 ngày, tử cung co thắt chậm, mềm, ấn sẽ đau, sản dịch có mùi hôi kèm mủ. 

Sốt do viêm tử cung và phần phụ

Sau sinh từ 8 - 10 ngày, sản phụ có thể bị viêm tử cung và phần phụ với các biểu hiện như sốt kéo dài kèm đau bụng dưới, tử cung to, tử cung co thắt chậm, ấn bụng sẽ có cảm giác đau. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như viêm phúc mạc, viêm túi mủ vỡ vào bàng quang, âm đạo hoặc trực tràng rất nguy hiểm.

Sốt do viêm phúc mạc tiểu khung

Sản phụ sẽ có triệu chứng sốt xuất hiện 3 ngày sau sinh hoặc muộn hơn từ sau 7-10 ngày mới bắt đầu bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng đi kèm như đau vùng bụng dưới, tử cung to, phù nề, sốt cao từ 39 - 40 độ C, kèm rét run. Điều cần làm lúc này là nhanh chóng đưa sản phụ đi cấp cứu kẻo ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của mẹ.

Sốt do viêm phúc mạc toàn bộ

Với các triệu chứng như toàn thân mệt mỏi, rút cân nhanh, mạch đập nhanh, sốt cao, khó thở, buồn nôn. Một số sản phụ còn bị chướng bụng. Viêm phúc mạc nếu không được điều trị sớm sẽ phải cắt bỏ tử cung

.

Sốt do viêm tắc tĩnh mạch

Bệnh thường xuất hiện sau sinh khoảng 18 ngày với các triệu chứng phổ biến như: sốt cao, đau tại nơi tĩnh mạch bị tắc, đi lại khó khăn nếu bị tắc tĩnh mạch ở dưới chân. Nếu tắc tĩnh mạch ở bụng người bệnh sẽ bị đau bụng. Hoặc sản phụ có thể bị tắc tĩnh mạch phổi, não dẫn đến liệt nếu tắc tĩnh mạch cục bộ. Lúc này cần phải phẫu thuật để cắt bỏ và thông tĩnh mạch.

Sốt do nhiễm khuẩn máu

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết ở sản phụ là do trong quá trình can thiệp sinh các bác sĩ sử dụng cụ không được vô trùng, điều trị nhiễm khuẩn không đúng cách, dùng kháng sinh không đúng liều lượng, không đủ thời gian... khiến vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra nhiễm khuẩn máu.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn máu thường gặp là sản phụ bị sốt cao, rét run nhiều lần trong ngày. Một số khác có thể bị sốt kéo dài, suy nhược cơ thể, hạ đường huyết, mê sảng. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ phải cắt bỏ tử cung nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng phụ nữ bị sốt sau sinh

Nếu sốt thông thường sản phụ không cần phải quá lo, chỉ cần nghỉ ngơi ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, nếu sốt liên miên và sốt cao trên 38 độ C thì cần đến ngay bệnh viện và các cơ sở y tế

vì có thể sản phụ đang gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Cách phòng tránh khi bị sốt sau sinh

Chăm sóc vùng kín cẩn thận ngay cả khi mang thai và sau khi sinh

Có rất nhiều thai phụ đã bị nhiễm khuẩn nhưng không hay biết, đến khi sinh nở, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào bên trong, thậm chí là lây truyền cả sang con gây nên tình trạng nhiễm trùng sơ sinh, cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu phải giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là những ngày gần sinh. 

  • Hằng ngày, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, không thụt rửa sâu bộ phận sinh dục. 

  • Giữ vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm và không dùng dung dịch vệ sinh.

  • Thay quần lót và băng vệ sinh thường xuyên để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ. Nếu thấy bất cứ điều gì bất thường về sản dịch

    hoặc vết khâu thì mẹ nên bệnh viện ngay lập tức.
  • Khi sản dịch xuất hiện, mẹ nên dùng băng gạc vô trùng và giữ cho “cô bé” của mình luôn được khô thoáng. Không nên dùng các loại giấy thô, ướt, hoặc có mùi. 

Giữ gìn vệ sinh vết mổ

Để tránh gặp biến chứng sốt hậu sản mổ lấy thai, sản phụ cần lưu ý giữ gìn vết mổ để tránh bị nhiễm khuẩn và tránh cương vú, tức sữa...

Vết mổ là vết thương, do vậy cần giữ khô sạch để tránh nhiễm trùng. Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%, giúp vết mổ sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.

Sau khi sinh sang tuần thứ hai, thời gian này, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt.

Sau khi tắm xong, dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch. 

Đặc biệt không nên thoa các loại thuốc kháng sinh, hay đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ.

Thay băng vết thương phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô trùng.

Rửa tay trước và sau khi thay băng và khi có bất kỳ tiếp xúc nào với vị trí vết mổ.

Nếu có dấu hiệu sốt bất thường cần đưa sản phụ đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Nếu vết mổ sưng đỏ đau hoặc chảy dịch vàng là những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

Kiêng quan hệ tình dục

Đối với mẹ sinh thường, trong vòng 2 tháng sau khi sinh mẹ không được quan hệ tình dục

, vì lúc này là giai đoạn nhạy cảm nhất của “vùng kín”, những tổn thương trong lần vượt cạn chưa kịp phục hồi nên rất có thể bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, gây nên tình trạng viêm nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Còn đối với những chị em sinh mổ, hãy chờ cho đến khi vết mổ lành hẳn.
Trong vòng 2 tháng sau sinh mẹ không được quan hệ tình dục, vì lúc này là giai đoạn nhạy cảm nhất của “vùng kín”

Tăng cường vận động sau sinh

Sau khi sinh sản phụ không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái, trong ngày đầu tiên sau mổ. 

Từ ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ nên ngồi dậy và đi lại nhưng lưu ý là ở mức độ vừa phải, vì có thể làm rách vết khâu tầng sinh môn

, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập.

Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng hậu sản.

Trên đây là những chia sẻ giúp ích cho mẹ bầu có hành trang vững vàng hơn trong những ngày sau sinh, nhận biết kịp thời triệu chứng sốt sau sinh nở để nhanh chóng có biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay