Dịch mũi chảy xuống họng: nguyên nhân do đâu?

Dịch mũi chảy xuống họng: nguyên nhân do đâu?

30-03-2021

Dịch mũi thông thường sẽ chảy trực tiếp ra bên ngoài. Nhưng trong một số trường hợp dịch mũi chảy xuống họng, nhất là khi dịch mũi đặc quánh và có mùi hôi kèm theo trở thành triệu chứng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý đường hô hấp, cần có phương pháp điều trị và phòng ngừa.

Nguyên nhân dịch mũi chảy xuống họng

Dịch mũi chảy xuống họng hay còn được gọi là tình trạng chảy dịch mũi sau được đặc trưng bởi hiện tượng dịch mũi từ hốc xoang, đi qua mũi và xuống đến thành sau họng.

Trong giai đoạn khởi phát, đa phần bệnh nhân sẽ không thể nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng dịch mũi chảy xuống họng. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn thì hầu hết bệnh nhân sẽ cảm nhận được rõ rệt hiện tượng chất nhầy tồn đọng ở cổ họng, rất vướng víu.

dịch mũi chảy xuống họng Dịch mũi chảy xuống họng

Tình trạng dịch mũi chảy xuống họng sẽ đi kèm với các triệu chứng đặc trưng dưới đây:

  • Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

  • Hôi miệng

  • Đau họng

  • Cảm giác buồn nôn khi dịch đờm di chuyển xuống đến dạ dày

  • Có cảm giác nghẹn ở cổ họng

  • Hôi miệng

  • Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hôi miệng

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch mũi chảy xuống họng sẽ bao gồm:

Do bị lệch vách ngăn mũi

Bị lệch vách ngăn mũi chỉ tình trạng vách ngăn mũi phát triển không bình thường, bị lệch về một bên do các chấn thương hoặc do hệ quả của thương tích ngay ở vùng sau mũi khi sinh.

Sức khoẻ bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng này, lệch vách ngăn mũi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, nhiều trường hợp sẽ ngăn cản dịch đờm từ mũi chảy ra bên ngoài và khiến cho dịch mũi chảy xuống họng.

Do bệnh viêm xoang

Tình trạng dịch mũi chảy xuống họng còn là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân viêm xoang, cụ thể là trường hợp viêm xoang sàng sau.

Lý do là bởi trong dịch mũi có chứa vi khuẩn và nấm gây tắc các lỗ xoang dẫn tới viêm nhiễm và tạo mủ ở các hốc xoang. Sự tích tụ về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng mủ tràn xuống phía dưới họng. Có thể thấy thêm các triệu chứng kèm theo đó là ho, đau họng, hôi miệng…

dịch mũi chảy xuống họng Viêm xoang kéo dài khiến dịch mũi chảy xuống họng

Do viêm mũi dị ứng

Tình trạng lớp màng lót bên trong mũi bị viêm khi bệnh nhân hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, khói bụi… gọi là viêm mũi dị ứng. Người bị viêm mũi dị ứng sẽ có triệu chứng hắt hơi như phản ứng của cơ thể để chống lại các dị nguyên kể trên.

Khi mắc viêm mũi dị ứng, bệnh nhân sẽ bị ngạt mũi, chảy nước mũi nhưng trong một số trường hơp bệnh đã chuyển qua giai đoạn mạn tính thì dịch mũi chảy xuống họng.

Viêm mũi dị ứng không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng sẽ gây phiền toái khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Do viêm mũi vận mạch

Tình trạng dịch mũi chảy xuống họng cũng xuất phát từ nguyên nhân bị bệnh viêm mũi vận mạch. Bệnh đặc trưng là tình trạng hệ thần kinh đối giao cảm ở niêm mạch mũi phản ứng một cách thái quá với các tác nhân từ bên ngoài như thời tiét, vi khuẩn, nấm mốc…

Các triệu chứng của người bị viêm mũi vận mạch sẽ cơ bản giống với viêm mũi dị ứng nhưng bệnh nhân ít ngứa mũi và ít hắt hơi hơn, thay vào đó là bị ngạt mũi, chảy nước mũi nặng nền hơn. Ở một số trường hợp người bệnh ít ngạt mũi và chảy nước mũi, sẽ xuất hiện tình trạng dịch mũi chảy xuống họng.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng dịch mũi chảy xuống họng còn do các nguyên nhân khác đó là:

  • Thời tiết lạnh

  • Do nhiễm virus

  • Do cảm lạnh, cảm cúm

  • Do thay đổi thời tiết đột ngột

  • Do không khí khô hanh

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

  • Trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ

  • Do ăn đồ cay nóng thường xuyên

Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân của tình trạng dịch mũi chảy xuống họng để điều trị kịp thời sẽ rất dễ làm phát sinh thêm các biến chứng. Nguyên nhân là do trong dịch mũi chứa nhiều vi khuẩn, vi nấm gây bệnh có thể gây viêm amidan, viêm họng, viêm loét đường tiêu hoá nếu nuốt phải dịch đờm này. Do đó cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân khi thấy có hiện tượng này từ đó có phương án điều trị thích hợp.

Cách khắc phục dịch mũi chảy xuống họng tại nhà

Người bị dịch mũi chảy xuống họng ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì cần áp dụng thêm một số phương pháp tại nhà để hỗ trợ đẩy lùi tình trạng này:

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Nếu niêm mạch mũi xoang bị kích ứng do không khí khô thì có thể sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm cho không khí, hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng kích ứng.

Rửa mũi

Mua nước rửa mũi hoặc lọ xịt mũi không cần kê đơn tại các hiệu thuốc sẽ giúp đẩy các chất kích ứng ra khỏi mũi và làm loãng, xoa dịu niêm mạc mũi.

dịch mũi chảy xuống họng Rửa mũi hằng ngày để làm sạch dịch mũi

Súc miệng bằng nước muối loãng

Người bệnh có thể tự pha nước muối loãng để súc miệng hằng ngày bằng cách cho nửa thìa muối vào trong 200ml nước ấm rồi khuấy đều.

Ngửa đầu ra phía sau khi súc miệng để nước muối chảy xuống tới phần họng

Xông hơi bằng tinh dầu hay thảo dược

Dùng khăn trùm kín đầu để xông hơi và đưa mạt tiến lại gần một nồi nước nóng, cần chú ý giữ khoảng cách an toàn. Bạn có thể lựa chọn sử dụng tinh dầu oải hương hoặc hương thảo, thảo dược như bạc hà, hoa cúc, gừng tươi để xông hơi.

Chăm sóc và phòng ngừa dịch mũi chảy xuống họng

Để đẩy lùi và phòng ngừa dịch mũi chảy xuống họng, ngăn ngừa bệnh đường hô hấp tái phát cần có một phương pháp chăm sóc tốt, cụ thể:

  • Mỗi ngày cần uống đủ nước, bởi nước giúp cho dịch đờm trở nên loãng hơn. Có thể uống mật ong nước ấm để dịu cổ họng, đồng thời cải thiện cảm giác khó chịu.

  • Khi thời tiết chuyển mùa hay khi bị cảm lạnh cần đặc biệt giữ ấm cho cơ thể

  • Nên chủ động tiêm phòng dị ứng trước khi đến mùa nếu bạn bị dị ứng theo mùa

  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, không gian làm việc

  • Cần loại bỏ những thứ có thể làm bạn dị ứng.

  • Thường xuyên giặt vỏ gối, vỏ chăn, đệm.

Hiện tượng dịch mũi chảy xuống họng thường do các bệnh đường hô hấp gây ra nên người bệnh cần chú ý, sớm đi khám nhằm tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp. Đồng thời cần kết hợp điều trị với các biện pháp khắc phục tại nhà, cũng như chế độ chăm sóc và dự phòng tránh bệnh tái phát.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay